Nội dung bài viết
Mỗi lô hàng nhập khẩu đều cần làm thủ tục hải quan hay còn gọi là thông quan lô hàng. Trong bài viết này Vạn Hải sẽ trình bày chi tiết quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Theo Khoản 23 Điều 4 Luật Hải quan 2014, thủ tục hải quan được định nghĩa là những công việc mà đối tượng khai hải quan và công chức hải quan phải thục hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa và phương tiện vận tải.
Thuật ngữ thủ tục hải quan trong tiếng anh là Custome Procedure.
Xem thêm: Dịch vụ khai thuê hải quan của Vạn Hải Group
Tùy thuộc vào loại hàng hóa nhập khẩu, quy trình thủ tục hải quan sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản các bước làm thủ tục hải quan hàng nhập bao gồm bước cơ bản dưới đây:
Xác định loại hàng nhập khẩu thuộc diện nào, có tên trong danh sách hàng hoá đặc biệt, hạn chế nhập khẩu hay cấm nhập khẩu là điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm. Cụ thể:
Các chứng từ khai báo hải quan cần thiết bao gồm:
Ngoài ra, bạn cũng cần phải chuẩn bị một số chứng từ khác, như:
Nếu lô hàng không yêu cầu phải kiểm tra chuyên ngành thì bỏ qua bước này.
Một số loại kiểm tra chuyên ngành thường gặp với hàng nhập khẩu, bao gồm: kiểm tra về chất lượng, văn hóa, y tế; kiểm dịch động/thực vật, kiểm tra an toàn thực phẩm,…
Để thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành, bạn cần làm hồ sơ đăng ký, lấy số tiếp nhận đăng ký (có đóng dấu xác nhận), kèm theo bộ hồ sơ xuất trình hải quan. Tùy trường hợp, bạn có thể làm thủ tục kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu luôn hoặc mang hàng về bảo quản.
Một số kiểm tra chuyên ngành cần phải có giấy phép hoặc kết quả đạt chất lượng mới được thông quan như: Kiểm dịch, , tiền chất, khai báo hóa chất…
Lưu ý: Cần cập nhật thông tư, nghị định, quy định hiện hành để kiểm tra hàng này có phải kiểm tra, xin giấy phép hay không.
Chứng từ khai báo hải quan hàng nhập nên được kiểm tra theo thứ tự ưu tiên lần lượt là:
Đặc biệt, đối với các lô hàng có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi thuế nhập khẩu như C/O form E, D, AJ, AK, VJ,… thì phải đảm bảo chính xác 100% từng câu chữ, số liệu, con dấu. Vì chỉ cần sai một lỗi nhỏ là C/O có thể không được áp dụng và không được hưởng ưu đãi thuế. Có thể tham khảo những chi tiết cần đối chiếu như:
Sau khi kiểm tra chính xác các thông tin trên tờ khai điện tử, tiến hành khai trước thông tin tờ khai (EDA), bằng cách đăng nhập vào chữ ký số của công ty và nhận về số tờ khai là và thông tin tờ khai hoặc website thaison.vn.
Trong trường hợp bạn sai một trong 06 tiêu chí dưới đây bạn bắt buộc phải hủy tờ khai:
Sau khi đã có tờ khai thông quan/ giải phóng hàng/ mang hàng về bảo quản, việc bạn cần làm cuối cùng là in mã vạch tờ khai và làm nốt thủ tục tại cửa khẩu nhập khẩu để nhận hàng. Các tờ khai trạng thái giải phóng hàng/ mang hàng về bảo quản, doanh nghiệp sẽ bổ sung kết quả kiểm tra chuyên ngành cho cơ quan hải quan, hoặc các thủ tục cần thiết tùy theo từng lô hàng cụ thể để thông quan lô hàng đúng thời gian quy định.
Khi tờ khai đã được truyền và thông qua, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. Đối với các lô hàng nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện việc nộp hai loại thuế quan trọng sau:
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào tính đặc thù của từng loại hàng hoá, doanh nghiệp có thể phải nộp thêm các loại thuế khác như thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đây là bước cuối cùng mà doanh nghiệp cần thực hiện sau khi hoàn thành mọi thủ tục liên quan đến hải quan và nộp thuế. Tại thời điểm này, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng 2 việc quan trọng sau:
Lưu ý rằng, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng lệnh giao hàng vẫn còn hiệu lực. Trong trường hợp không còn hiệu lực, cần làm việc với hãng tàu để gia hạn lại. Sau đó, người đại diện của doanh nghiệp sẽ tới phòng thương vụ của Cảng để nộp các giấy tờ như D/O (Delivery Order – Lệnh Giao Hàng), mã vạch tờ khai hải quan, giấy giới thiệu từ chủ hàng… Nhân viên sẽ tạo hóa đơn và bạn sẽ thanh toán các khoản phí cần thiết.
Người đại diện chỉ việc nộp phí và nhận phiếu ER (Exchange Receipt – Phiếu Giao Nhận) thể hiện việc giao nhận hàng. Sau đó, chỉ cần thực hiện công việc bốc xếp hàng lên xe và vận chuyển về kho để bảo quản.
Trên đây là các thông tin về Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập khẩu. Vạn Hải hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn các thông tin cần thiết để tham khảo và làm các công việc trong ngành xuất nhập khẩu. Nếu bạn có bất cứ vấn đề thắc mắc liên quan đến thủ tục hải quan, đừng ngần ngại liên hệ Vạn Hải để được hỗ trợ nhé!