C/O là gì? C/O hay chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một trong những chứng từ quan trọng không thể thiếu nếu muốn xuất khẩu hàng hóa sang nước khác. Trong bài viết này Vạn Hải sẽ làm rõ C/O là gì? Những mẫu C/O cho hàng hóa, hồ sơ và quy trình xin cấp C/O tại Việt Nam. Cùng tham khảo ngay nhé!

1. C/O là gì? 

C/O là viết tắt của từ “Certificate of Origin”, được hiểu là Giấy chứng nhận xuất xứ. C/O được sử dụng để xác nhận nguồn gốc của hàng hóa và đảm bảo rằng chúng được sản xuất và phân phối theo quy định của quốc gia xuất xứ.

 C/O là một tài liệu quan trọng trong thương mại quốc tế và giúp cho các sản phẩm nhập khẩu có thể được xử lý nhanh chóng thông qua các quy trình hải quan và đảm bảo tuân thủ các quy định thuế quan và xuất xứ.

C/O là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

2. Phân loại C/O?

C/O được chia thành 2 loại chính:

  • C/O không được ưu đãi: xác nhận xuất xứ của một sản phẩm cụ thể từ một quốc gia nào đó.
  • C/O được ưu đãi: là một loại giấy chứng nhận cho phép sản phẩm được giảm hoặc miễn thuế khi xuất sang các quốc gia được ưu đãi. Các ví dụ bao gồm: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC), Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…

Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development), Việt Nam không được hưởng ưu đãi GSP từ Mỹ, Australia và Estonia.

3. C/O được dùng để làm gì? Mục đích của C/O là gì?

C/O có mục đích chính là xác định xuất xứ của một sản phẩm hoặc hàng hóa

C/O có mục đích chính là xác định xuất xứ của một sản phẩm hoặc hàng hóa. C/O giúp đảm bảo rằng hàng hóa được xuất khẩu hoặc nhập khẩu đúng với quy định pháp luật và các thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia.

Việc xác định xuất xứ của hàng hóa có thể hỗ trợ trong các việc sau đây:

  • Ưu đãi thuế quan: Việc xác định xuất xứ của hàng hóa sẽ giúp phân biệt được hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi và áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia.
  • Chống phá giá và trợ giá: Xác định xuất xứ của hàng hóa có thể hỗ trợ các hoạt động chống phá giá và trợ giá trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường khác.
  • Thống kê thương mại và hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ của hàng hóa làm cho việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại trở nên dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó, các cơ quan thương mại có thể duy trì hệ thống hạn ngạch và xúc tiến thương mại một cách hiệu quả.
  • Bảo vệ người tiêu dùng: C/O đảm bảo rằng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng.

4. Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền cấp C/O?

Hiện nay, ở Việt Nam có hai cơ quan có thẩm quyền cấp phát C/O, đó là:

  • Bộ Công Thương và Phòng Xuất Nhập Khẩu: cấp phát các C/O dạng D và các C/O khác thông qua thỏa thuận giữa các chính phủ.
  • Phòng Công Nghiệp và Thương Mại Việt Nam – VCCI (viết tắt của Vietnam Chamber of Commerce and Industry): cấp phát các loại C/O còn lại hoặc được ủy quyền cấp phát C/O bởi Bộ Công Thương.

5. Đặc điểm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) có những đặc điểm như sau:

  • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) được cấp cho các lô hàng nhập khẩu và xuất khẩu cụ thể. Điều này có nghĩa là C/O chỉ được cấp cho các mặt hàng tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế và đã được chỉ định để xuất khẩu đến nước nhập khẩu. Thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng, đóng gói hàng hoá, số lượng, trọng lượng, trị giá, nơi xếp hàng, nơi dỡ hàng và thậm chí thông tin về phương tiện vận tải cũng phải được cung cấp khi yêu cầu cấp C/O. 
  • Theo quy định của quốc tế, C/O có thể được cấp trước hoặc sau ngày giao hàng (ngày xếp hàng lên tàu) nhưng việc cấp trước vẫn phải đảm bảo phản ánh được lô hàng xuất khẩu cụ thể. Trường hợp cấp trước thường xảy ra khi hàng hóa đang trong quá trình làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hoặc đã làm xong thủ tục hải quan, chờ xuất khẩu.
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) của hàng hóa chỉ có giá trị khi nó được xác định theo một quy tắc xuất xứ cụ thể và quy tắc này phải được chấp nhận và thừa nhận bởi quốc gia nhập khẩu. Quy tắc xuất xứ có thể là các quy tắc xuất xứ của quốc gia nhập khẩu hoặc của quốc gia cấp C/O (nếu không có quy định khác từ quốc gia nhập khẩu). C/O được cấp theo quy tắc xuất xứ nào thì sẽ được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào quốc gia nhập khẩu dành cho các ưu đãi đó. Thông thường, để phản ánh C/O được cấp theo quy tắc xuất xứ nào thì các C/O sẽ được quy định về tên hoặc loại mẫu cụ thể.

6. Nội dung bắt buộc phải có trên C/O 

Thông thường, dựa trên chủ thể cấp giấy chứng nhận xuất xứ, C/O còn được phân thành 2 loại sau đây:

  • C/O cấp trực tiếp: C/O được cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ có thể là nước xuất khẩu.
  • C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O được cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ. Lúc này, nước xuất khẩu còn được gọi là nước lai xứ.

Dựa trên mục đích và đặc điểm của C/O, nội dung cơ bản của một Chứng chỉ Xuất xứ (C/O) cần phải chứa các thông tin sau đây: 

  • Loại mẫu C/O: nhằm thể hiện C/O được cấp theo một quy tắc xuất xứ cụ thể tương ứng.
  • Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Thông tin vận chuyển, bao gồm tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng/dỡ hàng, vận tải đơn và các tiêu chí khác liên quan đến vận chuyển.
  • Thông tin về hàng hoá, bao gồm tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hóa, trọng lượng, số lượng, giá trị và các tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá.
  • Thông tin về xuất xứ hàng hoá, bao gồm các tiêu chí xác định xuất xứ và nước xuất xứ của hàng hoá.
  • Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước cấp xuất khẩu.

7. Các mẫu C/O thông dụng

Các loại mẫu Chứng nhận Xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin – C/O), bao gồm:

  • C/O form A: dành cho hàng hóa xuất khẩu sang các nước được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences – GSP).
  • C/O form D: dành cho hàng hóa xuất khẩu sang các nước ASEAN được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định CEPT.
  • C/O form E: dành cho hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1).
  • C/O form S: dành cho hàng hóa xuất khẩu sang Lào được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Việt Nam – Lào.
  • C/O form AK: dành cho hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ASEAN – Hàn Quốc (ASEAN + 2).
  • C/O form AJ: dành cho hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ASEAN – Nhật Bản (ASEAN + 3).
  • C/O form GSTP: dành cho hàng hóa xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) để Việt Nam được hưởng ưu đãi GSPT. 
  • C/O form B: dành cho hàng hóa xuất khẩu sang tất cả các nước, được cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi.
  • C/O form IC/O: dành cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức Cà phê thế giới (IC/O).
  • C/O form Textile (gọi tắt là mẫu T): dành cho hàng dệt may xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) theo Hiệp định Dệt may Việt Nam – EU.
  • C/O form Mexico: dành cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico.
  • C/O form Venezuela: dành cho hàng hóa xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela.
  • C/O form Peru: dành cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru.
  • C/O form EUR.1: dành cho hàng hóa xuất nhập khẩu theo hiệp định Thương mại tự do giữ Liên minh EU và Việt Nam EVFTA

8. Quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) tại VCCI

Bước 1: Đối với những doanh nghiệp (DN) lần đầu đăng ký đề nghị cấp C/O thì cần phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang (hoặc xin tại Bộ phận C/O nếu đăng ký tại Chi nhánh VCCI HCM) và nộp lại cho Bộ phận C/O của VCCI cùng với bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của doanh nghiệp.

Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ cần thiết cho VCCI, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm một Bộ Hồ sơ xin cấp C/O đầy đủ, bao gồm:

(1) Đơn xin cấp C/O: điền đầy đủ thông tin vào các ô trên đơn, có dấu và chữ ký của người có thẩm quyền trong doanh nghiệp. 

(2) Mẫu C/O: Doanh nghiệp chỉ được xin cấp một loại mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu cụ thể. Ngoại trừ mẫu C/O cà phê, doanh nghiệp có thể đề nghị cấp thêm mẫu A hoặc B (tùy vào từng loại mặt hàng và nước xuất khẩu, DN sẽ được tư vấn mua mẫu C/O phù hợp)

C/O đã khai hợp lệ phải bao gồm 01 bản gốc và ít nhất 02 bản sao để cơ quan cấp C/O và người xuất khẩu mỗi bên lưu giữ một bản.

Lưu ý: DN phải nhập đầy đủ thông tin vào tất cả các ô trên Form bằng tiếng Anh. Bản gốc và bản sao của C/O phải được đóng dấu đỏ và được ký bởi người có thẩm quyền của DN.

(3) Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 01 bản gốc do doanh nghiệp phát hành.

(4) Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan  bao gồm: 01 bản sao có dấu đỏ, chữ ký của người có thẩm quyền và dấu  “Sao  y bản chính”. Ngoại trừ các trường hợp hàng hóa xuất khẩu không bắt buộc phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Hoặc nếu có lý do chính đáng, người xuất khẩu có thể nộp chứng từ này sau.

Nếu xét thấy cần thiết, Cơ quan cấp C/O sẽ yêu cầu người xuất khẩu cung cấp thêm một số chứng từ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu như:

(5) Packing List: 01 bản gốc của Doanh nghiệp

(6) Vận đơn (Bill of Lading): 01 bản sao có dấu đỏ, chữ ký của người có thẩm quyền của DN và dấu “Sao y bản chính”

(7) Tờ khai Hải quan hàng nhập: 01 bản sao, trong trường hợp DN nhập các nguyên phụ liệu từ nước ngoài; Hoặc Hóa đơn giá trị gia tăng mua bán trong trường hợp DN mua các nguyên vật liệu trong nước.

(8) Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối  với  doanh nghiệp  lần đầu đề nghị cấp C/O hay hàng hóa lần đầu xin cấp C/O, doanh nghiệp bắt buộc phải giải trình các bước sản xuất ra thành phẩm cuối cùng.

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng mặt hàng và nước xuất  khẩu,  DN sẽ được hướng dẫn giải trình theo các mẫu khác nhau.

(9) DN xin cấp C/O các mặt hàng thuộc hàng nông sản xuất khẩu Đài Loan, cần phải thông báo cho VCCI trước 07 ngày làm việc về địa điểm và thời gian thu mua cụ thể để VCCI tiến hành đi kiểm tra.

(10) Một số giấy tờ khác như: Hợp  đồng  mua  bán; Giấy phép xuất khẩu; Mẫu nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; Những chứng từ khác có thể chứng minh xuất xứ của hàng hóa. 

Bài viết trên Vạn Hải đã cung cấp kiến thức về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Hy vọng sau bài viết, bạn đọc đã nhận được những thông tin bổ ích phục vụ cho việc học tập và công việc.

9. Quy trình xin cấp C/O tại Bộ công thương

Dưới đây là quy trình 4 bước thực hiện để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Bộ công thương:

Bước 1:

  • Đối với các doanh nghiệp (DN) mới lần đầu tiên xin cấp C/O, trước khi chuẩn bị chứng từ C/O, cần điền đầy đủ thông tin trong Bộ Hồ sơ Thương nhân (vui lòng xem chi tiết tại www.ecosys.gov.vn).
  • Đối với việc xin C/O tại Chi nhánh VCCI HCM và nộp tại Bộ phận C/O, DN cần cung cấp 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN.

Bước 2: Scan bộ hồ sơ và chờ duyệt trực tuyến trên hệ thống Ecosys 

Bước 3: Khai báo trực tuyến trên hệ thống Ecosys (do Bộ Công Thương cấp phép) hoặc Comis (do VCCI cấp phép), sau đó chờ nhận số tiếp nhận để in phiếu nháp C/O đã được khai báo trên hệ thống.

Bước 4: Nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ Công Thương và VCCI, sau đó chờ cấp phép, đóng dấu và nhận lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp phép dựa trên thời gian quy định hoặc thời gian trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *