Nội dung bài viết
Quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu bao gồm những công việc gì? Cùng Vạn Hải tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Thủ tục hải quan trong tiếng Anh được gọi là “Customs Procedures,” được hiểu là những thủ tục phải được thực hiện để hàng hóa hoặc phương tiện vận chuyển có thể nhập khẩu/nhập cảnh hoặc xuất khẩu/xuất cảnh tại một quốc gia cụ thể.
Ví dụ: Nếu bạn dự định nhập khẩu hàng hóa của mình vào một quốc gia, bạn phải tuân thủ các thủ tục hải quan của quốc gia đó. Điều này đảm bảo rằng hàng hóa của bạn có thể nhập cảnh hợp pháp và được phân phối trong quốc gia đó.
Dựa theo quy định tại Nghị định số 08/20/2015/NĐ-CP, những cá nhân và tổ chức sau đây cần thực hiện thủ tục hải quan, bao gồm:
Quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa bao gồm 5 bước cơ bản:
Tiếp theo, cùng theo dõi hướng dẫn nội dung chi tiết từng bước nhé!
Xem thêm: Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói của Vạn Hải Group
Không phải tất cả các loại hàng hóa đều được phép xuất khẩu ra nước ngoài. Vì vậy, trước khi thực hiện việc xuất khẩu một mặt hàng, điều quan trọng đầu tiên là phải kiểm tra xem loại hàng hóa này thuộc diện nào, liệu có nằm trong danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu hay không. Danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu được quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ.
Hàng hóa xuất khẩu được phân chia thành các loại như sau:
Người làm thủ tục cần phân biệt được “kiểm tra chuyên ngành thuộc quy định đối với thủ tục hải quan hàng xuất khẩu” và “kiểm tra theo yêu cầu của nhà nhập khẩu đối với hàng Việt Nam khi xuất vào thị trường của nước nhập khẩu”. Trường hợp chỉ theo yêu cầu của nhà nhập khẩu thì không phải là điều kiện bắt buộc khi làm thủ tục hải quan).
Tùy thuộc vào việc hàng hóa của bạn thuộc diện nào mà cần chuẩn bị hoàn thiện các thủ tục và nghĩa vụ phù hợp. Điều này giúp cho việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa sau này diễn ra thuận lợi hơn.
Sau khi đã hoàn tất việc xác định loại hàng hóa, bạn sẽ biết được cần chuẩn bị gì ở các bước tiếp theo. Cụ thể, ở bước 2 bạn sẽ cần phải chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu để khai báo hải quan. Đồng thời, kiểm tra đối chiếu thông tin trên chứng từ đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và hợp lệ
Vậy làm thủ tục hải quan cần chứng từ gì?
Dưới đây là những chứng từ bạn cần chuẩn bị để làm thủ tục hải quan:
Các loại giấy tờ này sẽ khác nhau tuỳ từng mặt hàng đã được xác định ở bước 1. Ví dụ như: đối với mặt hàng gỗ bạn cần có bảng kê lâm sản, hóa đơn đầu vào, giấy phép khai thác,….
Tương tự như hàng nhập, các bạn kiểm tra thông tin trên từng chứng từ đã đầy đủ chưa, sau đó đối chiếu giữa các chứng từ với nhau để đảm bảo thông tin đã khớp nhau. Ví dụ như:
Dựa trên thông tin có sẵn từ bộ chứng từ, nhân viên khai báo hải quan sẽ sử dụng phần mềm hải quan điện tử để nhập dữ liệu và tạo tờ khai hải quan. Để thực hiện được bước này, bạn cần đảm bảo mình đã có phần mềm khai báo hải quan và chữ ký số đã được đăng ký để khai báo. Với các doanh nghiệp xuất khẩu lần đầu tiên, cần thực hiện một số bước bổ sung, bao gồm:
Sau khi truyền tờ khai, đính chứng từ V5 đầy đủ, bạn xem kết quả trả về thuộc luồng xanh, vàng hay đỏ mà thực hiện các bước phía dưới.
Sau khi khai báo hải quan thành công trên phần mềm điện tử, bộ hồ sơ hải quan của doanh nghiệp sẽ được phân ra thành 3 luồng là: xanh, đỏ và vàng. Ở mỗi kết quả phân luồng sẽ có quy định về thủ tục, và yêu cầu về giấy tờ khác nhau. Cụ thể,
Tờ khai luồng Xanh
Kết quả phân luồng là xanh, nếu hàng hóa được chấp nhận thông quan điện tử ngay sau khi truyền tờ khai và được phân luồng hải quan. Với kết quả này, doanh nghiệp cần chuẩn bị một số giấy tờ để đem đến cơ quan hải quan, bao gồm:
Cơ quan hải quan sẽ ký nháy, đóng dấu nội bộ lên mặt sau của tờ khai (ở một số cảng), lúc này doanh nghiệp đã có thể gửi tờ khai cho hãng tàu.
Tờ khai luồng Vàng
Nếu hồ sơ hải quan bị phân vào luồng vàng, doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ giấy theo quy định tại Thông tư 38 (đã được sửa đổi bởi Thông tư 39). Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ mang bộ hồ sơ này đến chi cục hải quan để tiến hành việc kiểm tra bởi các công chức hải quan.
Tờ khai luồng Đỏ
Nếu hồ sơ được phân vào luồng đỏ, cơ quan hải quan sẽ thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ cũng như tiến hành kiểm tra trực tiếp hàng hóa. Quá trình kiểm tra hàng hóa (hay gọi là kiểm hóa) có thể sử dụng máy soi chuyên dụng hoặc cán bộ hải quan có thể mở container để thực hiện kiểm tra thủ công.
Sau khi tờ khai thông quan, tiến hành in mã vạch trên phần mềm hoặc website customs.gov.vn và mang ra khu vực giám sát để thanh lý tờ khai.
Tuỳ theo hình thức xuất khẩu cùng như địa điểm xuất khẩu mà bạn sẽ chuyển hàng ra bãi cảng, kho hàng CFS hoặc sân bay để hoàn tất thủ tục xuất hàng
Như vậy, trong bài viết trên Vạn Hải Group đã chia sẻ đến bạn quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu đối với hầu hết hàng hóa thông thường. Hy vọng với bài viết trên bạn đã tiếp nhận được những thông tin hữu ích phục vục cho công việc và học tập. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, đừng ngại liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!