Nội dung bài viết
Nếu đang học hoặc làm việc trong ngành logistics, có lẽ bạn đã từng thấy qua đơn vị TEU. Vậy bạn đã biết TEU là gì chưa? Đây là đơn vị đo lường có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực vận tải container đường biển. Hãy theo dõi chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về đơn vị TEU bạn nhé!
TEU là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh: Twenty-foot Equivalent Unit. Đây là đơn vị đo lường sức chứa hàng hóa của container hoặc tàu chở container, được dùng phổ biến trong ngành vận tải hiện nay, đặc biệt là vận tải đường biển.
1 đơn vị TEU tương đương với 1 cont tiêu chuẩn 20 feet (dài 20ft x rộng 8ft x cao 8ft), do đó 1 cont 40 bằng 2 đơn vị TEU. Ngoài ra, container 45 feet cũng được xác định là 2 TEU.
Vậy 1 TEU là bao nhiêu tấn? Theo phương pháp tính tổng, 1 TEU là khoảng 26,28 tấn, trong đó 24 tấn là trọng lượng tối đa mà một cont 20 feet có thể chứa và 2,28 tấn là trọng lượng của vỏ cont 20 feet rỗng.
Vào những năm 1950, nhận thấy việc sử dụng các thùng chứa và bao tải để vận chuyển hàng hóa có nhiều khó khăn trong quá trình xếp dỡ cũng như tốn khá nhiều thời gian. Do đó ông Malcolm McLean – một doanh nhân trong ngành vận tải đường bộ đã nghĩ ra ý tưởng dùng các thùng lớn có kích thước tiêu chuẩn để chứa hàng, có thể chuyển từ xe tải sang tàu và ngược lại một cách đơn giản hơn rất nhiều mà không cần bốc dỡ từng loại hàng hóa. Đây là ý tưởng bắt đầu cho việc phát triển ra các container được sử dụng phổ biến ngày nay.
Không lâu sau đó, McLean đã quyết định bán công ty vận tải của mình để mua chiếc tàu chở dầu Ideal X và tự thiết kế lại để chiếc tàu có thể chứa được 58 container trong một lần vận tải.
Đến tháng 4/1956, ông đã thực hiện chuyến vận tải bằng container đầu tiên trên thế giới đi từ New Jersey đến Houston. Đây là cột mốc quan trọng và có ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự mở ra thời đại mới của ngành vận tải đường biển bằng container.
TEU có thể trở thành đơn vị đo lường container tiêu chuẩn quốc tế như hiện nay nhờ đóng góp vai trò quan trọng trong logistics. Dưới đây là 2 vai trò chính của đơn vị TEU mà bạn nên biết:
Ở thời của McLean, ông đã tạo ra container với kích thước là 35 feet, tuy nhiên một trong những đối thủ cạnh tranh của ông cũng đã tạo ra container nhưng với kích thước nhỏ hơn là 24 feet. Điều này khiến cho chính phủ Hoa Kỳ khi đó cảm thấy khó quản lý và muốn chuẩn hóa lại một đơn vị chung.
Cho đến khi ISO năm 1986 được ban hành, container 20 feet và container 40 feet đã được quyết định là kích thước tiêu chuẩn. Từ đó container 20 feet được xác định là 1 TEU và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới cho đến ngày nay.
Bên cạnh việc dùng để đo lường các loại container thì TEU còn được dùng để xác định kích cỡ, sức tải và công suất của các loại tàu biển, sau đó sẽ phân loại và xếp hạng tàu dựa trên năng lực của tàu.
Để xếp dỡ và giao nhận hàng hóa thuận lợi, các hãng tàu cũng rất quan tâm đến sức chứa của các kho bãi, depot container là bao nhiêu TEU? Khả xếp dỡ của trang thiết bị tại các địa điểm đó trên 1 giờ là bao nhiêu TEU?
Dưới đây là bảng phân loại tàu dựa trên sức chứa tính bằng đơn vị TEU:
Loại tàu | Sức chứa tính theo TEU |
Tàu Small Feeder | Dưới 1.000 TEU |
Tàu Feeder | Từ 1.000 đến 2.000 TEU |
Tàu Feeder Max | Từ 2.000 đến 3.000 TEU |
Tàu Panamax Vessels | Từ 3.000 đến 5.000 TEU |
Tàu Post Panamax Vessels | Từ 5.000 đến 10.000 TEU |
Tàu New (Neo) Panamax Vessels | Từ 10.000 đến 14.500 TEU |
Tàu Ultra Large Container Vessels (ULCV) | Trên 14.5000 TEU |
Việc sử dụng đơn vị đo lường TEU đã giúp các hoạt động trong ngành vận tải đường biển có nhiều bước đột phá mới, dễ dàng đo lường năng lực cũng như biết được tổng lượng hàng hóa vận chuyển qua mỗi cảng là bao nhiêu.
Bên cạnh đó, TEU cũng là đơn vị được ứng dụng để làm báo cáo thống kê hàng hóa ở từng cảng riêng lẻ và là đơn vị đo lường tiêu chuẩn ở các ngân hàng thế giới. Nhờ có đơn vị TEU mà 2 cảng biển hàng đầu ở Trung Quốc là Thượng Hải và Thâm Quyến xử lý được hơn 65 triệu TEU mỗi năm, vượt xa so với khi dùng đơn vị đo lường là tấn như trước đó. Tương tự, hai cảng hàng đầu nước Mỹ là Long Beach và Los Angeles cũng xử lý hàng hóa hiệu quả hơn, trung bình khoảng 16 triệu TEU mỗi năm.
Có thể nói rằng, sự xuất hiện của Container và đơn vị đo lường TEU đã giúp cho việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn rất nhiều. Số liệu thống kê gần đây cho thấy có đến hơn 200 triệu container được vận chuyển trên thế giới mỗi năm, thúc đẩy quá trình phát triển của ngành vận tải đường biển nói riêng và ngành logistics nói chung.
Một tàu chở container thông thường sẽ gồm có hai thông số là TEU và DWT. Nếu TEU là đơn vị thể hiện sức chứa container theo số lượng của tàu thì DWT chính là trọng tải tối đa mà tàu có thể chở được. Dựa trên tính chất hàng hóa được vận tải trên tàu khiến cho thông số nào đạt mức tối đa trước tiên thì sẽ được xác định là mức tối đa chung, không được tiếp tục xếp thêm hàng lên tàu để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
Do vậy, 1 TEU bằng bao nhiêu DWT chỉ xác định được trong từng trường hợp cụ thể. Đối với tàu có khả năng chuyên chở 13,719 DWT hoặc 1,118 TEU, nếu như tàu chỉ chở các loại hàng hóa có trọng lượng nhẹ như hàng tiêu dùng, hàng có kích thước lớn nhưng trọng lượng nhẹ,… thì khi xếp hàng đủ 1,118 TEU vẫn chưa đạt đến 13,719 DWT. Ngược lại, cũng dùng con tàu trên để chở các loại máy móc, hàng siêu trọng, siêu trường,… thì sẽ đạt 13,719 DWT nhưng vẫn chưa tới 1,118 TEU.
FEU cũng là một đơn vị đo lường container tiêu chuẩn theo quy ước quốc tế như TEU, tuy nhiên dựa trên cont 40 feet chứ không phải cont 20 feet như TEU. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt hai đơn vị đo FEU và TEU một cách chi tiết nhất.
Tiêu chí | FEU | TEU |
Kích thước | 40ft x 8ft x 8ft | 20ft x 8ft x 8ft |
Chiều cao cửa Container | 2.27m | |
Công suất tối đa | 58 CBM | 28 CBM |
Số lượng Pallet tối đa | 20 – 24 | 9 – 11 |
Quy đổi đơn vị | 1 FEU = 2 TEU |
Bạn đã hiểu rõ về đơn vị đo lường TEU là gì trong logistics chưa? Hy vọng bạn cảm thấy hữu ích với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên đây. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi giúp bạn giải đáp nhanh chóng nhất nhé!