Logistics là một trong những ngành hot và có tầm ảnh hưởng hiện nay. Đây là một ngành có mức lương hấp dẫn, yêu cầu trên thông thiên văn dưới tường địa lý và sức chịu đựng áp lực cao. Ngành này sẽ không khiến bạn có cơ hội thốt lên câu: “Ôi công việc này thật là nhàm chán”. Tuy nhiên, có rất nhiều người chưa hiểu đúng về công việc của ngành Logistics. Vậy cùng Vạn Hải tìm hiểu ngay những hiểu lầm “không đáng có” về ngành này nhé!

1. Logistics chỉ dành cho nam

Hiện nay có rất nhiều người vẫn nghĩ rằng Logistics chủ yếu thiên về giao nhận, vận chuyển, hậu cần nên công việc nặng nề, dầm mưa dãi nắng, suốt ngày chạy ngoài đường hoặc lê la ở bãi cảng, sân bay, kho bãi… vì vậy chỉ phù hợp với nam giới. Tuy nhiên, có thể mọi người chưa biết, trong ngành Logistics ngoài những công việc kể trên còn rất nhiều vị trí khác không hề có tiêu chuẩn giới tính. Một số công việc có thể kể đến như sales logistics, nhân viên chứng từ, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên khai báo hải quan, nhân sự, cung ứng, nhân viên hiện trường… Những vị trí này hoàn toàn phù hợp với các bạn nữ bởi yêu cầu tính cẩn thận và tỉ mỉ, uyển chuyển và linh hoạt trong giao tiếp.

2. Làm việc trong ngành Logistics nhàm chán và khô khan

Khi lựa chọn đi theo ngành Logistics, như đã nói ở trên, bạn sẽ không có cơ hội hay thời gian để buồn chán. Thay vào đó là việc liên lạc với hàng tá đối tượng mỗi ngày từ khách hàng, hãng tàu, nhà xe, cơ quan Hải quan, cơ quan ban ngành nhà nước khác đến mạng lưới đại lý ở khắp nơi trên toàn cầu. Đồng thời phải luôn tuân thủ hàng loạt các quy trình, xử lý các chục công việc cùng một lúc và công việc nào cũng yêu cầu bạn phải xử lý nhanh chóng, chính xác; cập nhật liên tục các thông tư, nghị định, quy trình xử lý mới. Chính những điều này khiến dân ngành như chúng tôi không có cơ hội để than thở công việc nhàm chán. Không thể chối bỏ rằng, Logistics là một nghề mang tính thách thức cao, đòi hỏi nền tảng kiến thức vững chắc cùng khả năng nhanh nhạy. Và khi các đồng nghiệp được hỏi về lý do gắn bó với nghề thì họ phải thừa nhận rằng một trong những yếu tố để tiếp tục gắn bó dù vô cùng áp lực, vất vả là vì tính chất năng động của ngành nghề, đòi hỏi họ phải nỗ lực hằng ngày để không bị tụt hậu.

3. Logistics chỉ là công việc hậu cần

Đến nay vẫn có nhiều người nhận định Logistics là dịch vụ hậu cần. chúng ta có thể hiểu đơn giản Logistics là dịch vụ vận chuyển hàng hóa tối ưu từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Tức là chức năng của nó không dừng lại ở việc vận chuyển hay công tác hậu cần, mà nó là một quá trình phức tạp, gồm nhiều công đoạn như nhận hàng, vận chuyển, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì… Vì thế mà dịch vụ Logistics đặc biệt quan trọng, góp phần giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí từ đó tăng lợi nhuận kinh doanh.

4. Học Logistics khó kiếm việc làm

Hiện nay, Logistics được xem là một ngành nghề khan hiếm nhân lực do mới phát triển và được chú ý những năm gần đây. Việt Nam được đánh giá là thị trường Logistics tiềm năng với tốc độ tăng trưởng đạt 14% – 16% trong một năm.Vì thế mà rất cần nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng để tiếp tục phát triển ngành. Theo Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), lao động được đào tạo bài bản về dịch vụ Logistics chỉ chiếm khoảng 5 – 7% lao động hiện đang làm việc trong lĩnh vực này. Vậy nên các bạn không còn phải băn khoăn vấn đề ra trường có kiếm được việc hay không nhé, tất cả phụ thuộc vào nỗ lực của chính chúng ta.

Hy vọng đọc xong bài viết này bạn sẽ được khai sáng về ngành Logistics. Nếu còn thắc mắc nào nữa thì hãy comment ngay để được giải đáp nhé.

Bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *