Kho ngoại quan là gì? Tại sao phải gửi hàng vào kho ngoại quan? Trong bài viết này Vạn Hải Group sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Kho ngoại quan là gì?

kho ngoại quan là gì

Thuật ngữ Kho ngoại quan trong tiếng anh là Bonded warehouse.

Theo quy định tại Khoản 10, Điều 4 Luật Hải Quan năm 2014, Kho ngoại quan được định nghĩa là khu vực kho, bãi dùng để lưu giữ hàng hóa đã hoàn tất thủ tục hải quan đang chờ xuất khẩu; hoặc hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài chờ nhập khẩu vào Việt Nam hoặc xuất khẩu sang nước khác.

2. Tại sao phải gửi hàng vào kho ngoại quan?

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải gửi hàng hóa vào kho ngoại quan bởi vì những lý do sau đây:

  • Đối với các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, kho ngoại quan cung cấp dịch vụ lưu trữ và bảo quản hàng hóa. Nó cho phép họ tạm gửi hàng hóa vào kho trước khi xuất ra nước khác hoặc nhập vào Việt Nam mà không phải trả thuế nhập khẩu tại Việt Nam.
  • Các doanh nghiệp cũng có thể thực hiện giao dịch trực tiếp từ đây, giúp họ tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc mua bán hàng hóa và chuyển đổi quyền sở hữu.
  • Tiết kiệm đáng kể chi phí khi lưu trữ hàng hóa trong kho trong thời gian dài.
  • Đảm bảo quá trình giao nhận hàng hóa diễn nhanh chóng, đúng tiến độ.

3. Đặc điểm chung của kho ngoại quan

Dưới đây là những đặc điểm chung của kho ngoại quan:

Vị trí và quy mô

Thường đặt tại các cảng biển, sân bay hoặc vị trí gần các cửa khẩu quan trọng. Sự lựa chọn chiến lược này giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển và tiếp nhận hàng hóa từ và đến các điểm giao nhận. Giúp giảm thiểu thời gian vận chuyển và tăng cường hiệu quả trong hoạt động logistics.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Kho ngoại quan được trang bị những cơ sở vật chất hiện đại như hệ thống lưu trữ pallet, máy móc nâng hạ, cẩu trục, hệ thống báo cháy và an ninh. Đảm bảo an toàn cho hàng hóa được lưu trữ, ngăn ngừa những sự cố không mong muốn xảy ra.

Quy trình quản lý & vận hành

Quy trình quản lý và vận hành kho được thực hiện một cách chuyên nghiệp và nghiêm ngặt. Giúp đảm bảo sự chính xác và hiệu quả trong quá trình lưu trữ và giao nhận hàng hóa.

4. Những loại hàng hóa được phép gửi ở kho ngoại quan

Theo quy định tại Điều 85 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, những hàng hóa được phép gửi vào kho ngoại quan, bao gồm:

  • Hàng hóa đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu.
  • Hàng hóa nhập vào Việt Nam bởi doanh nghiệp nước ngoài mà chưa ký kết hợp đồng bán hàng với doanh nghiệp trong nước.
  • Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu về Việt Nam đang chờ thực hiện thủ tục nhập khẩu.
  • Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đang chờ để tiến hành tái xuất.
  • Hàng hóa của doanh nghiệp nước ngoài đang chờ để tiến hành tái xuất sang nước thứ ba.
  • Hàng hóa đã hết thời hạn tạm nhập và phải tuân thủ quy định về tái xuất.

Vậy, những hàng hóa gì không được phép gửi ở kho ngoại quan?

Bao gồm những hàng hóa được liệt kê dưới đây:

  • Hàng hóa giả mạo tên gọi hoặc nhãn hiệu xuất xứ Việt Nam.
  • Hàng hóa có tiềm ẩn nguy hiểm đối với con người hoặc gây ô nhiễm môi trường.
  • Hàng hóa nằm trong danh sách cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
  • Ngoài ra, dựa trên tình hình xuất khẩu và nhập khẩu trong từng giai đoạn cụ thể, Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định các loại hàng hóa không được phép gửi vào kho ngoại quan và sẽ điều chỉnh danh mục này theo thời gian.

5. Những quy định về thuê kho ngoại quan

những quy định về thuê kho hải quan

Đối tượng được thuê kho ngoại quan

  • Tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế;
  • Tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài.

Hợp đồng thuê kho ngoại quan

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan, hợp đồng thuê kho ngoại quan phải đáp ứng những quy định sau:

  • Hợp đồng thuê do chủ kho ngoại quan và chủ hàng thỏa thuận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ hàng đồng thời là chủ kho ngoại quan;
  • Thời gian hiệu lực và thời hạn thuê kho do chủ hàng và chủ kho thỏa thuận trên hợp đồng thuê kho, nhưng không được quá 365 ngày, kể từ ngày hàng hóa được gửi vào kho.
  • Trường hợp quá thời hạn thuê theo quy định của pháp luật: Nếu chủ hàng hoặc người được ủy quyền không đưa hàng ra khỏi kho; hoặc trong thời gian thuê kho còn hiệu lực mà chủ hàng hoặc người được ủy quyền có văn bản đề nghị thanh lý thì Cục Hải quan sẽ tổ chức thanh lý hàng hóa gửi tại kho ngoại quan theo quy định của pháp luật.

6. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất/nhập kho ngoại quan

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa ra vào kho ngoại quan

  • Hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa hoặc từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan: thì chủ hàng hoặc người được ủy quyền sẽ phải làm thủ tục nhập hàng ở Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
  • Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài/đưa vào nội địa/đưa vào các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được ủy quyền phải thực hiện kê khai thông tin hàng hóa xuất kho với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
  • Trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan tương tự như với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, theo loại hình nhập khẩu tương ứng; với thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa chính là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa xuất ra khỏi kho ngoại quan.
  • Hàng hóa thuộc diện bắt buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, không được phép nhập khẩu trở lại vào thị trường Việt Nam.
  • Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập khẩu đến kho ngoại quan; từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất khẩu; từ nội địa vào kho ngoại quan và ngược lại, phải tiến hành làm thủ tục hải quan như hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan, ngoại trừ trường hợp hàng hóa đã làm xong thủ tục xuất khẩu từ nội địa hoặc đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa.
  • Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về các thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với việc xuất/nhập hàng và xử lý hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan.

7. Dịch vụ cung cấp tại kho ngoại quan

Chủ hàng hóa có thể thực hiện trực tiếp hoặc ủy quyền cho chủ kho ngoại quan hoặc đại lý hải quan để thực hiện các dịch vụ sau đây đối với hàng hóa gửi vào kho ngoại quan:

  • Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa.
  • Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan.
  • Chuyển quyền sở hữu hàng hóa.
  • Riêng đối với kho ngoại quan chuyên dùng để chứa hóa chất, xăng dầu, nếu đáp ứng đủ yêu cầu của quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan sẽ được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa.

8. Các kho ngoại quan ở Việt Nam?

Theo quy định của cục hải quan và pháp luật của nước Việt Nam, kho quan ngoại thường được thành lập ở những khu vực sau:

  • Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, rải đều khắp cả nước, chẳng hạn như: Kho ngoại quan Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, ICD Biên Hòa, Vũng Tàu, Sóng Thần, Bình Dương, Hồ Chí Minh…
  • Các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các khu kinh tế đặc biệt khác.
  • Kho ngoại quan, hàng hoá và các phương tiện vận tải ra vào, lưu giữ, bảo quản trong kho đều phải làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan Việt Nam.

Bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *