FCL và LCL là hai thuật ngữ thông dụng trong ngành logistics – xuất nhập khẩu. Vậy FCL là gì? LCL là gì? Trong bài viết này Vạn Hải Group sẽ làm rõ hai khái niệm trên, đồng thời phân tích sự khác biệt giữa FCL và LCL. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
FCL là gì? LCL là gì?
FCL là viết tắt của cụm từ Full Container Load, thường được gọi là phương thức vận chuyển nguyên container. Phương thức vận chuyển FCL được sử dụng khi người gửi có khối lượng hàng đồng nhất đủ để lấp đầy một hoặc nhiều container.
LCL là viết tắt của cụm từ Less than Container Load, được hiểu là hàng xếp không đủ một container. Cụm từ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác. Công ty dịch vụ (Master consol) sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích.
Chủ hàng phải trả một khoản phí cố định cho việc sử dụng toàn bộ container.
Tiết kiệm chi phí hơn vận chuyển FCL rất nhiều, bởi vì hàng hóa nhỏ không chiếm quá nhiều diện tích trong container.
Về rủi ro
Container hàng được niêm yết cẩn thận, giảm thiểu rủi ro thất lạc, hư hỏng hàng hóa.
Đóng chung với nhiều loại hàng khác, rủi ro hư hỏng, thất lạc, nhầm lẫn hàng hóa cao hơn so với hàng FCL.
Thời gian vận chuyển
Thời gian vận chuyển hàng FCL thường ngắn hơn so với hàng LCL do hàng hóa chỉ cần được xếp vào container, xếp lên tàu và vận chuyển đến điểm cuối cùng.
Tổng thời gian vạn chuyển hàng lâu hơn bởi vì các công ty dịch vụ sẽ phải gom hàng, phân loại, đóng gói và lấp đầy một container. Cuối cùng mới được sắp xếp lên tàu và vận chuyển từ cảng xếp hàng đến cảng đích. Nếu một mặt hàng trong cùng container bị chọn để kiểm tra, toàn bộ container sẽ bị hải quan tạm giữ, kéo dài thêm thời gian vận chuyển hàng LCL.
Các chi phí khi vận chuyển hàng FCL và LCL
O/F (Ocean Freight): là chi phí vận tải đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích hay còn được gọi là cước đường biển
EBS (Emergency Bunker Surcharge): là phụ phí xăng dầu cho các tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Phí EBS là một loại phụ phí vận tải biển, phí EBS không phải phí được tính trong Local Charge.
PSS (Peak Season Surcharge): Là phụ phí mùa cao điểm, phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.
BAF (Bunker Adjustment Factor): là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF( Fuel Adjustment Factor).
D/O fee (Delivery Order fee) là phí lệnh giao hàng, là chứng từ do hãng tàu phát hành dùng để nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng (cảng đến) trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,… Để lấy được hàng, consignee bắt buộc phải có chứng từ này.
THC (Terminal Handling Charge): phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng như: xếp / dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu,… Thực chất đây là phí do cảng quy định, các hãng tàu chi hộ và sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng).
CLEANING FEE: là phí vệ sinh cont trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu lấy container về kho và trả cont rỗng tại các depot (dành cho hàng FCL).
CFS (Container freight Station ): là phí cho một lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu , các công ty Forwarder ( master consol ) phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS (chỉ dành cho hàng LCL).
Phí Handling (Handling fee): là phí xử lý hàng hóa do forwarder thu nhằm bù đắp chi phí khi thực hiện lô hàng (chỉ dành cho hàng LCL).
Nội dung bài viếtSOC là gì trong xuất nhập khẩu?Lợi ích của Cont SOCPhí Cont SOC?Phân biệt Cont SOC và Cont COC SOC là thuật ngữ quen thuộc đối với các bạn
Nội dung bài viếtFCL là gì? LCL là gì?Sự khác biệt giữa FCL và LCLCác chi phí khi vận chuyển hàng FCL và LCL FCL và LCL là hai thuật ngữ thông dụng trong