Nội dung bài viết
BAF là một trong những phụ phí phổ biến và quan trọng trong hoạt động giao thương hiện nay, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Vậy phí BAF là phí gì? Ai là người chịu phí BAF? Cùng Vạn Hải tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
BAF là viết tắt của cụm từ Bulker Adjustment Factor, một loại phụ phí nhiên liệu được áp dụng trong ngành vận tải biển. Các hãng tàu sẽ thu phí BAF từ các đơn vị chủ hàng để bù đắp cho sự biến động giá cả nhiên liệu trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa. Việc tính phí BAF được thực hiện khi giá nhiên liệu biến động.
Cần chú ý rằng, có nhiều trường hợp các đơn vị vận chuyển cũng như chủ lô hàng nhầm lẫn giữa phụ phí BAF và phụ phí EBS. Hai loại phụ phí này rất dễ dàng được phân bằng, BAF là phụ phí xăng dầu được áp dụng cho các chuyến hàng đi đến châu Âu. Trong khi đó EBS là phụ phí nhiên liệu, xăng dầu áp dụng cho các tuyến hàng đi châu Á.
Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa có thể sử dụng báo giá phụ phí của hãng tàu để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất, đảm bảo lợi nhuận sau khi trừ các loại phí này.
Xem thêm: Local charge là gì? Các loại phí local charge được thu trên một lô hàng
Các hãng tàu hoặc hiệp hội các hãng tàu sẽ quy định mức phụ phí BAF cho đơn vị chủ hàng. Mức thu phí BAF (Bunker Adjustment Factor) thường được tính dựa trên giá dầu thô thế giới. Khi giá dầu thô tăng, mức thu phí BAF cũng sẽ tăng theo và ngược lại. Mức thu phí BAF cũng phụ thuộc vào từng hãng tàu và từng tuyến đường vận chuyển.
Tuy nhiên, mức thu phí BAF có thể được thương lượng giữa các đơn vị chuẩn bị xuất khẩu và nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển. Thông thường, mức thu phí BAF được tính toán dưới dạng phần trăm (%) trên tổng giá cước vận chuyển hàng hóa.
Ví dụ, nếu giá vận chuyển hàng hóa từ A đến B là 1.000 USD/TEU (Twenty-foot Equivalent Unit), và tỷ lệ phụ phí BAF được quy định là 10%, thì phí BAF sẽ là 100 USD/TEU (1.000 USD x 10%). Tổng phí vận chuyển sẽ là 1.100 USD/TEU.
Tuy nhiên, để tính chính xác phí BAF, các hãng vận tải còn dựa trên nhiều yếu tố khác nhưng không giới hạn trong số đó có thể kể đến như:
Việc tính toán phí BAF thường được hãng vận tải thông báo trước cho khách hàng, và phụ thuộc vào các yếu tố trên, giá trị phí BAF có thể thay đổi theo từng thời điểm.
Cần lưu ý rằng, nếu hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thỏa thuận theo điều kiện FOB, thì bên nhận hàng và bên shipper cần trao đổi trước để xem ai sẽ trả phụ phí này. Thông thường, trong trường hợp đó, đơn vị shipper sẽ là người thanh toán phụ phí BAF.
Xem thêm: AFR là phí gì? Đối tượng cần phải khai AFR
Vào những năm 1970, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng giá dầu lửa khi giá nhiên liệu tăng đột biến với biên độ cực lớn. Trong tình hình đó, nhiều hãng tàu và đơn vị vận chuyển gặp khó khăn lớn khi giá nhiên liệu thay đổi không đáng kể, ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.
Để đảm bảo hàng hóa đến đích đúng thời hạn, các đơn vị chủ hàng yêu cầu tàu vận tải container duy trì tốc độ cao, khiến chi phí nhiên liệu trở nên cực kỳ đáng kể. Trong khi đó, giá xăng dầu liên tục tăng, các hãng tàu không đủ thời gian để điều chỉnh giá cước dẫn đến thiệt hại về lợi nhuận khá đáng kể. Trong hoàn cảnh này, chi phí nhiên liệu được sử dụng trở thành yếu tố không thể thiếu trong hoạt động giao thương, mua bán hàng hoá.
Mức phụ phí BAF sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng hãng tàu và không có mức cố định nào. Thông thường, phụ phí này được tính dựa trên phần trăm của cước biển hoặc dựa trên khối lượng mỗi tấn hàng hoá hoặc mỗi mét khối hàng. Nhiều hãng tàu áp dụng cách tính phí BAF theo từng cont. Nếu giá nhiên liệu giảm, hãng tàu sẽ giảm phụ phí này để có được mức giá thương lượng phù hợp nhất đối với chủ hàng.
Trong quá trình xuất nhập khẩu, các chủ hàng phải tính toán các khoản phụ phí có thể phát sinh để từ đó điều chỉnh giá cả hàng hóa một cách hợp lý nhất. Ngoài phụ phí nhiên liệu, các chủ hàng cần phải trả nhiều khoản phụ phí khác trong tổng cước vận tải. Các khoản phụ phí này có thể bao gồm:
Đây là một phụ phí cước vận chuyển hàng hóa, được áp dụng bởi các hãng tàu vận chuyển hàng hóa để điều chỉnh giá cước trong các thời điểm đặc biệt, như mùa cao điểm hay các ngày lễ lớn như Giáng Sinh, Tết Nguyên Đán.
Phí GRI được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm (%) tăng giá cước vận chuyển so với mức cước vận chuyển bình thường. Việc áp dụng phí GRI được quyết định bởi các hãng tàu và được thông báo trước đến khách hàng.
Đây là phí điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ, là một loại phụ phí trong hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế. Phí này được áp dụng để bù đắp thiệt hại do biến động của tỷ giá ngoại tệ gây ra cho các đơn vị vận chuyển hàng hóa, như các hãng tàu, các công ty vận chuyển quốc tế.
Khi tỷ giá ngoại tệ biến động, các đơn vị vận chuyển sẽ phải chi trả nhiều hơn để hoàn thành các thỏa thuận vận chuyển hàng hóa quốc tế của mình. Phí CAF sẽ được tính toán dựa trên tỷ giá ngoại tệ thực tế tại thời điểm vận chuyển hàng hóa và được cập nhật thường xuyên để phản ánh sự biến động của tỷ giá ngoại tệ.
Đây là phụ phí được áp dụng trong thời gian mùa cao điểm, thường vào các tháng từ tháng 8 đến tháng 10 hoặc từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Đây là khoảng thời gian mà lượng hàng hóa vận chuyển tăng đột biến, gây áp lực lớn lên hệ thống vận tải.
Do đó, các hãng tàu sẽ áp dụng phụ phí PSS để đáp ứng nhu cầu vận chuyển cao điểm và tăng khả năng đảm bảo chất lượng dịch vụ. Mức phụ phí PSS thường được tính dựa trên giá trị cước vận chuyển của hàng hoá.
Ngoài các phụ phí đã được đề cập, còn có nhiều phụ phí khác mà chủ hàng cần chú ý để tránh mất mức trong quá trình mua bán. Vì thế, quý khách hàng nên tiến hành tìm hiểu kỹ lưỡng để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình diễn ra hiệu quả và thuận lợi nhất.