Nội dung bài viết
SI là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực logistics xuất nhập khẩu. Vậy SI là gì? SI bao gồm những thông tin gì? Các hình thức submit SI? Trong bài viết này Vạn Hải sẽ chia sẻ tất tần tật về SI. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
SI viết tắt của Shipping Instruction (hay Hướng dẫn gửi hàng), là chứng từ cung cấp thông tin chi tiết về lô hàng, bao gồm thông tin về các bên liên quan và yêu cầu vận chuyển cụ thể. Mục đích của SI đảm bảo tính thống nhất, tránh sai sót khi tạo vận đơn và các chứng từ khác.
Người xuất khẩu có trách nhiệm cung cấp SI cho hãng tàu hoặc forwarder trước khi họ tạo vận đơn và trước thời hạn SI Cut-off time theo quy định. Nếu gửi SI sau thời gian này, người xuất khẩu có thể bị rớt hãng hoặc phạt do Forwarder/Hãng tàu không thể phát hành vận đơn.
Trên một SI mẫu thường bao gồm các thông tin quan trọng như sau:
Lưu ý: Nếu mặt hàng xuất khẩu có nhiều loại, shipper sẽ gửi đính kèm packing list để khai báo thông tin cho hãng tàu/forwarder
Các bên liên quan đến submit SI bao gồm công ty giao nhận, nhà xuất khẩu và nhà vận tải. Doanh nghiệp vận chuyển có trách nhiệm phát hành vận đơn, vì đó họ chính là bên yêu cầu người xuất khẩu khai báo SI.
Có hai hình thức để thực hiện submit SI
Submit SI trực tuyến thông qua website của hãng tàu
Hiện nay, nhiều hãng tàu áp dụng hình thức khai báo SI thông qua website chính thức. Ưu điểm của hình thức này là cho phép người khai báo chỉnh sửa thông tin dễ dàng.
Tuy nhiên, nhược điểm là nếu kết nối Internet không ổn định hoặc website bị lỗi không kịp khắc phục thì có thể dẫn đến trễ thời gian submit SI. Hậu quả là bên khai báo phải mất thêm thời gian gửi lại SI qua email cho hãng tàu. Trong trường hợp khai báo sai, phí phạt sẽ cao hơn so với khi khai báo qua website.
Submit SI thông qua email
Ngoài việc thực hiện khai báo SI online, nhiều hãng tàu vẫn yêu cầu bên khai báo gửi SI qua email.
Lý do SI bị hãng tàu từ chối phổ biến nhất là do submit SI muộn, ngoài ra dưới đây là những trường hợp thường gặp nhất mà bạn cần biết để tránh gặp phải sai lầm:
Khi bị từ chối SI, người xuất khẩu cần phải nhanh chóng sửa lại thông tin và gửi cho hãng tàu/đại lý tàu trong thời gian sớm nhất để tránh ảnh hưởng đến tiến độ vận chuyển của lô hàng.