MSDS là một tài liệu quan trọng bắt buộc đối với các hàng hóa có đặt tính hóa chất khi xuất nhập khẩu. Vậy MSDS là gì? Những nội dung cần  nào cần phải có khi làm MSDS? Tất cả sẽ được Vạn Hải giải đáp trong bài viết này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

MSDS là gì?

MSDS là viết tắt của Material Safety Data Sheet, được hiểu là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất trong xuất nhập khẩu hàng hóa. MSDS cung cấp các thông tin quan trọng liên quan đến thuộc tính của hóa chất. Mục tiêu của MSDS là đảm bảo những người tiếp xúc hoặc làm việc với hóa chất biết cách thực hiện các biện pháp an toàn và xử lý khi gặp sự cố.

Tuy nhiên, không phải tất cả hàng hóa đều yêu cầu MSDS. MSDS thường được yêu cầu đối với các mặt hàng hóa chất để kiểm tra thành phần, nguy cơ cháy nổ và an toàn trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, một số sản phẩm như mỹ phẩm, dung dịch, thực phẩm chức năng,… đôi khi cũng cần MSDS để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

nội dung cần có trên MSDS

Chức năng của MSDS

MSDS đóng vai trò là một nguồn thông tin vô cùng quan trọng, cung cấp những phương pháp và cách thức vận chuyển hàng hóa tối ưu, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình bốc xếp và xử lý các sự cố phát sinh.

Tài liệu này không chỉ là nền tảng giúp các tổ chức xây dựng một môi trường làm việc an toàn khi tiếp xúc với hóa chất, mà còn là cơ sở quan trọng để đưa ra những biện pháp sơ cứu kịp thời, nhận diện các triệu chứng phơi nhiễm và hướng dẫn xử lý trong những tình huống khẩn cấp.

Việc tuân thủ MSDS không chỉ bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người mà còn góp phần duy trì hoạt động sản xuất và vận chuyển một cách hiệu quả và bền vững.

Các mặt hàng cần phải có MSDS

Các sản phẩm có nguy cơ gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển như hóa chất dễ ăn mòn, vật liệu dễ cháy nổ, hàng hóa có mùi mạnh…

Thực phẩm chức năng và mỹ phẩm dạng bột hoặc lỏng cần có MSDS, bao gồm tên sản phẩm cụ thể và nhà sản xuất. Đối với hàng hóa chuyển qua đường hàng không quốc tế, an ninh sân bay yêu cầu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS để kiểm tra xem các thành phần có an toàn cho người tiêu dùng khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp hay không.

Đối với bia, rượu, cần kiểm tra nồng độ cồn. Các sản phẩm có nồng độ cồn dưới 5% có thể xuất khẩu mà không cần MSDS, tuy nhiên những sản phẩm có nồng độ trên 5% phải có MSDS kèm theo công văn cam kết.

Nội dung cần có trên MSDS – Bảng chỉ dẫn an toàn hóa

Nội dung trên MSDS thường được chia thành 4 phần chính: Thông tin sản phẩm và nhà sản xuất, thành phần sản phẩm, nhận dạng nguy hiểm, các biện pháp sơ cứu.

MSDS cần bao gồm các thông tin quan trọng như sau:

  • Tên gọi và số đăng ký: bao gồm tên thương phẩm, tên hóa học và các số đăng ký liên quan như CAS, RTECS, …
  • Thuộc tính lý học của hóa chất như: màu sắc, mùi vị, nhiệt độ nóng chảy, tỷ trọng riêng, nhiệt độ sôi, điểm cháy, điểm nổ, khả năng hòa tan, và các đặc tính vật lý khác.
  • Thành phần hóa học: Các công thức hóa học, nhóm hóa chất và phản ứng với các chất khác như axít và chất ôxi hóa.
  • Độc tính và ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: tác động đến mắt, da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, khả năng sinh sản, nguy cơ ung thư, đột biến gen, cùng với các triệu chứng ngộ độc cấp tính và mãn tính.
  • Nguy cơ cháy nổ và phản ứng: Đánh giá nguy cơ và các biện pháp phòng cháy, chữa cháy cần thiết.
  • Thiết bị bảo hộ và quy trình làm việc: Hướng dẫn về thiết bị bảo hộ lao động và quy trình thao tác an toàn với hóa chất.
  • Trợ giúp y tế khẩn cấp: Hướng dẫn về biện pháp xử lý y tế khi xảy ra ngộ độc hoặc tai nạn do hóa chất.
  • Điều kiện bảo quản và xử lý: Điều kiện tiêu chuẩn để lưu trữ, bảo quản hóa chất và phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất
  • Đánh giá tác động lên môi trường, sinh vật thủy sinh.
  • Quy định về đóng gói, vận chuyển hóa chất.

Ai có trách nhiệm làm MSDS?

Trách nhiệm làm MSDS thuộc về người gửi (shipper), có thể là công ty sản xuất, nhà phân phối, công ty thương mại, hoặc cá nhân. MSDS phải cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin từ tên sản phẩm, thành phần hóa chất, đến các đặc tính như điểm sôi, nhiệt độ cháy nổ, và phương thức vận chuyển phù hợp (đường hàng không hoặc đường biển).

MSDS cần đóng dấu mộc của công ty sản xuất hoặc công ty phân phối sản phẩm, hoặc người gửi có vai trò pháp lý. Nếu MSDS không chính xác (thông tin trên MSDS không khớp với sản phẩm thực tế), người gửi sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Khi lô hàng kèm theo MSDS được gửi đi từ đơn vị đại lý vận chuyển và chuyển qua DHL, FedEx, TNT, UPS. Sau đó, Hải quan An ninh hàng không sẽ kiểm tra MSDS và hàng hóa thực tế. Nếu phát hiện sai phạm, người gửi phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, bao gồm việc lô hàng bị tạm giữ, lập biên bản, nộp phạt, và hàng hóa có thể bị trả về hoặc hủy bỏ.

Hướng dẫn làm MSDS

Nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu hóa chất cần chuẩn bị bảng dữ liệu an toàn (MSDS) bằng tiếng Anh và phải bao gồm tối thiểu các phần sau theo đúng thứ tự (tham khảo Phụ lục D trong bộ quy tắc liên bang để biết chi tiết về từng phần):

  • Mục 1: Nhận dạng vật liệu
  • Mục 2: Nhận dạng mối nguy hiểm
  • Mục 3: Thành phần / thông tin về thành phần
  • Mục 4: Các biện pháp sơ cứu
  • Mục 5: Các biện pháp chữa cháy
  • Mục 6: Các biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố
  • Mục 7: Hướng dẫn xử lý và lưu trữ
  • Mục 8: Kiểm soát phơi nhiễm / bảo vệ cá nhân
  • Mục 9: Tính chất vật lý và hóa học
  • Mục 10: Tính ổn định và khả năng phản ứng
  • Mục 11: Thông tin về độc tính
  • Mục 12: Thông tin sinh thái
  • Mục 13: Hướng dẫn xử lý
  • Mục 14: Thông tin vận tải
  • Mục 15: Thông tin quy định
  • Mục 16: Thông tin khác, bao gồm ngày lập hoặc lần sửa đổi cuối cùng.

Cách tra cứu MSDS?

Có nhiều cách khác nhau để tra cứu MSDS (Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất), bạn có tham khảo 2 cách sau đây:

Liên hệ với nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp hóa chất:

Bạn có thể trực tiếp liên hệ với nhà sản xuất hoặc nơi cung cấp hóa chất để yêu cầu thông tin MSDS. Ngoài ra, kiểm tra trên các nền tảng truyền thông của công ty như trang web chính thức nếu tài liệu này đã được công khai.

Tìm kiếm thông tin qua các cơ sở dữ liệu trực tuyến:

Hiện nay, nhiều cơ sở dữ liệu trực tuyến cung cấp MSDS cho các hóa chất. Bạn chỉ cần nhập tên chất hoặc số CAS, sau đó chọn và tải về file MSDS ở định dạng PDF. Một số trang web tham khảo:

http://ilpi.com/msds/index.html

https://sciencelab.com

http://sciencelab.com/msdsList.php