Nội dung bài viết
Trong ngành logistics và xuất nhập khẩu, House Bill of Lading (HBL) và Master Bill (MBL) là hai thuật ngữ thường gây nhầm lẫn. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa của HBL và MBL cũng như cách phân biệt chúng, bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết. Cùng Vạn Hải khám phá ngay nhé!
MBL là viết tắt của Master Bill of Lading, đây là một loại vận đơn đường biển được phát hành bởi hãng tàu. MBL có vai trò là vận đơn chủ. Khi nhìn vào phần trên cùng bên trái của vận đơn, bạn sẽ thấy tên và logo của hãng tàu. Đối với những người đã làm việc trong ngành này, khá dễ dàng để nhận biết các hãng tàu lớn như OOCL, SITC, Yang Ming, MCC và những hãng tàu khác.
Một MBL sẽ được phát hành cho một lô hàng, nó bao gồm nhiều liên có nội dung giống nhau. Trên MBL, tên người gửi được chỉ định là công ty giao nhận vận tải ở nước xuất khẩu (không phải là nhà xuất khẩu), trong khi người nhận được xác định là công ty giao nhận vận tải ở nước nhập khẩu (không phải là nhà nhập khẩu). Thông thường, hai công ty giao nhận ở hai quốc gia sẽ có mối quan hệ công ty mẹ con hoặc là đại lý.
Vì vậy, những bên được liệt kê trên Master Bill of Lading lần lượt là: Forwarder của nước xuất khẩu -> Hãng tàu -> Forwarder của nước nhập khẩu.
Xem thêm: Airway bill là gì? Nội dung trên Airway bill
HBL là viết tắt của cụm từ House Bill of Lading, đây là một vận đơn đường biển được công ty giao nhận vận tải phát hành. Có thể hiểu đơn giản, HBL là “Vận đơn nhà”.
HBL có thể được phát hành bởi một loại công ty vận chuyển NVOCC (Non Vessel Ocean Common Carrier). Tuy nhiên, tại Việt Nam thì loại hình này chưa được phát triển và phổ biến, cho nên trong HBL thường được hiểu là do Forwarder cấp.
Sau khi khách hàng hoàn tất các công việc như đóng hàng, giao hàng cho công ty giao nhận, hoàn thành các thủ tục quan trọng liên quan đến xuất khẩu và thanh toán các khoản phí tương ứng, công ty giao nhận sẽ cấp phát House Bill of Lading (HB/L) cho khách hàng.
HBL là một chứng từ quan trọng trong quá trình vận chuyển, vì nó đóng vai trò là xác nhận chính thức về việc hàng hóa đã được vận chuyển. Trên HBL, người gửi hàng thường được định danh là người xuất khẩu, trong khi người nhận hàng là người nhập khẩu.
Trong quá trình vận chuyển lô hàng, chuỗi giao nhận sẽ diễn ra theo thứ tự: Nhà xuất khẩu -> Công ty giao nhận -> Nhà nhập khẩu.
Xem thêm: Seaway Bill là gì? Phân biệt Seaway Bill và Surrender Bill
Sau khi tìm hiểu về các khái niệm MBL và HBL, chắc chắn bạn đã có một cái nhìn sâu hơn về sự khác nhau giữa hai loại vận đơn này. Tham khảo bảng sau để phân biệt rõ hơn giữa House Bill và Master Bill,
Tiêu chí đánh giá | House bill | Master bill |
Hình thức | In logo của công ty Forwarder | In logo của hãng tàu |
Mối quan hệ | Điều chỉnh mối quan hệ giữa real shipper (chủ hàng) và công ty forwarder (người trung gian) | Điều chỉnh mối quan hệ giữa người vận chuyển thực tế (người sở hữu tàu) và người đặt chỗ trên tàu (người xuất khẩu thực tế hoặc công ty giao nhận vận tải) |
Quy tắc áp dụng | Không chịu tác động của bất kỳ quy tắc nào
| Chịu tác động của các quy tắc như Hague, Hamburg,… khi phát hành vận đơn MBL |
Khả năng chỉnh sửa | HBL được tạo và cấp bởi công ty giao nhận vận tải (forwarder). Thường là những công ty nhỏ, chuyên về dịch vụ, nên quá trình chăm sóc khách hàng được thực hiện tận tình hơn, do đó việc chỉnh sửa thường diễn ra nhanh chóng và thường không mất phí. | MBL được cấp bởi hãng tàu, có quy trình chặt chẽ và phức tạp hơn, vì vậy việc sửa đổi sẽ khó khăn hơn. Việc sửa đổi Master bill sẽ yêu cầu mất phí, đặc biệt là trong trường hợp tàu hàng đã khởi hành. |
Mức độ rủi ro | Độ đảm bảo rủi ro thấp | MBL có quy mô, mức độ uy tín cao hơn HBL do đó bill phát hành có mức độ đảm bảo cao hơn. |
Một lô hàng không nhất thiết phải có cả hai vận đơn HBL và MBL, điều này cũng có nghĩa là không phải lúc nào cũng cần phân biệt giữa House Bill và Master Bill. Trong một số trường hợp, chủ hàng (người bán) có thể bỏ qua công ty giao nhận vận tải và làm việc trực tiếp với hãng tàu, hoặc yêu cầu công ty giao nhận vận tải booking nhưng yêu cầu người đứng tên trên vận đơn là chủ hàng. Khi đó, hãng tàu sẽ cấp Master Bill Lading cho chủ hàng và House Bill Lading không được phát hành.
Trong một số trường hợp đặc biệt, một lô hàng có thể có một Master Bill và nhiều House Bill. Một ví dụ điển hình là khi vận chuyển hàng ghép container (LCL). Trong trường hợp này, một hãng tàu vận chuyển toàn bộ container, trong khi một công ty giao nhận (consolidator) sẽ gom hàng lẻ và cung cấp một HBL cho mỗi lô hàng. Hoặc một forwarder có thể nhận một lô hàng và chỉ cung cấp một HBL duy nhất cho lô hàng đó. Kết quả là, lô hàng sẽ có nhiều vận đơn nối (B/L) và lệnh nối (D/O) tương ứng với từng House Bill.
Một trường hợp khác xảy ra khi forwarder tổng hợp nhiều lô hàng từ các chủ hàng khác nhau và vận chuyển chung trên cùng một chuyến tàu. Trong tình huống này, forwarder sẽ cung cấp nhiều HBL, nhưng chỉ có một MBL duy nhất cho hãng tàu, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.
Xem thêm: Surrender Bill Of Lading là gì? Hướng dẫn chi tiết cách làm Surrender Bill