Nội dung bài viết
Trong bối cảnh xuất nhập khẩu ngày càng phát triển, việc áp dụng quy trình thanh toán L/C đóng vai trò quan trọng trong việc giảm rủi ro và tạo sự minh bạch cho giao dịch quốc tế. Vậy L/C là gì trong xuất nhập khẩu? Cùng Vạn Hải Group tìm hiểu trong bài viết này nhé!
LC là viết tắt của Letter of Credit, có nghĩa là thư tín dụng, đây là một phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay. Với hình thức thanh toán này, ngân hàng sẽ thay mặt cho người nhập khẩu cam kết thanh toán cho người xuất khẩu hoặc người cung cấp hàng hóa trong thời gian quy định. Với điều kiện người xuất khẩu hoặc người cung cấp hàng hóa xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với quy định trong L/C do ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu.
Đầu tiên, L/C là một phương thức thanh toán quốc tế liên quan đến việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Khi người bán xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các quy định trong L/C tại ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo thanh toán. L/C cũng có thể được coi là một hình thức tạm ứng mà ngân hàng cung cấp cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu.
Chính vì vậy, chỉ các tổ chức tín dụng mới có quyền thực hiện và thực hiện thường xuyên các giao dịch liên quan đến L/C.
Có bốn loại thư tín dụng chứng từ phổ biến như sau:
Mặc dù có nhiều loại thư tín dụng (L/C) khác nhau, nhưng hầu hết đều bao gồm các nội dung cơ bản sau:
(1) No of L/C, Place, and Date of Issuing – Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C.
(2) Type of L/C – Loại thư tín dụng.
(3) Beneficiary’s Name and Address – Tên và địa chỉ của người thụ hưởng.
(4) Amount of L/C – Số tiền của thư tín dụng.
(5) Expiry Date – Thời hạn hiệu lực.
(6) Latest Payment Date – Thời hạn thanh toán của L/C.
(7) Shipment Date – Thời hạn giao hàng.
(8) Description of Goods – Nội dung về hàng hóa.
(9) Shipment Terms – Điều khoản vận tải.
(10) Documents for Payment – Các chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình.
(11) Bank’s Payment Commitment – Cam kết thanh toán của ngân hàng mở L/C.
(12) Special Conditions – Các điều kiện đặc biệt khác.
(13) Issuing Bank’s Signature – Chữ ký của ngân hàng mở L/C.
1. Người nhập khẩu, dựa trên điều khoản thanh toán trong hợp đồng, nộp đơn yêu cầu ngân hàng mở L/C
2. Ngân hàng Mở tiến hành mở L/C theo yêu cầu và gửi L/C cho Ngân hàng Thông Báo.
3. Ngân hàng Thông Báo kiểm tra và chuyển L/C đến người xuất khẩu.
4. Người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu theo các điều khoản quy định trong L/C.
5. Người xuất khẩu lập bộ chứng từ của lô hàng và nộp cho Ngân hàng Thông Báo.
6. Ngân hàng Thông Báo kiểm tra và gửi hoặc xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng Mở.
7. Ngân hàng Mở kiểm tra bộ chứng từ, nếu chứng từ phù hợp với L/C, Ngân hàng Mở sẽ thanh toán/chuyển tiền cho Ngân hàng Thông Báo.
8. Ngân hàng Thông Báo thông báo cho người xuất khẩu rằng tiền đã được chuyển vào tài khoản.
9. Ngân hàng Mở xuất trình bộ chứng từ cho người nhập khẩu kiểm tra và giao chứng từ để người nhập khẩu nhận hàng.
Bài viết có thể bạn cũng sẽ quan tâm:
Tóm lại L/C là một phương thức thanh toán quốc tế bảo vệ quyền lợi của cả người xuất khẩu và người nhập khẩu. Thanh toán L/C có thể tăng cường sự tin tưởng và hợp tác giữa các đối tác thương mại, từ đó thúc đẩy sự phát triển và mở rộng giao dịch quốc tế.