Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Carrier là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp vận chuyển hàng hóa từ người gửi đến người nhận, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và an toàn của quá trình giao nhận. Để có cái nhìn tổng quan và hiểu sâu hơn về Carrier là gì trong logistics, hãy cùng Vạn Hải Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Carrier là gì trong xuất nhập khẩu?
Carrier được hiểu là “Người vận chuyển”, đây là thuật ngữ đề cập đến các cá nhân, công ty hoặc tổ chức có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ một điểm đến điểm đích.
Trong xuất nhập khẩu, Carrier có thể là đơn vị vận chuyển hàng hóa, hãng tàu, hãng hàng không, hãng xe tải hoặc bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào có cung cấp dịch vụ vận tải. Nhiệm vụ chính của Carrier là đảm bảo hàng hóa hoặc người được vận chuyển đến nơi an toàn, hiệu quả và đúng lịch trình.
Các tiêu chí phân loại Carrier bao gồm:
Phương tiện vận chuyển: đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt
Quy mô và phạm vi hoạt động: vận chuyển nội địa hoặc vận chuyển quốc tế
Loại hình vận chuyển: container, hàng đông lạnh hoặc hàng hóa nguy hiểm
Hình thức sở hữu: công cộng hoặc tư nhân
Sự khác biệt giữa Carrier và Forwarder
Carrier và Freight Forwarder thường bị nhầm lẫn, nhưng chúng có vai trò khác nhau trong chuỗi cung ứng:
Carrier: Là đơn vị trực tiếp thực hiện việc vận chuyển hàng hóa từ điểm gửi đến điểm nhận.
Freight Forwarder: Là trung gian giữa người gửi hàng và Carrier. Họ chịu trách nhiệm lên kế hoạch, quản lý và điều phối quá trình vận tải, nhưng không trực tiếp vận chuyển hàng hóa.
Phân loại Carrier
Có hai dạng Carrier phổ biến trong logistics, đó là: common carrier và contract carrier. Cùng làm rõ định nghĩa common carrier và contract carrier là gì?
Common carrier: Là các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho cá nhân và doanh nghiệp. Họ vận chuyển theo từng đơn hàng cụ thể, chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đơn nơi nhận hàng an toàn.
Contract carrier: Là các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển dựa trên hợp đồng ký đã ký kết với khách hàng. Trách nhiệm của contract carrier được quy định trong hợp đồng và kéo dài cho đến khi hợp đồng hết hiệu lực.
Giữa Common Carrier và Contract Carrier nên chọn loại nào?
Khi lựa chọn đối tác vận chuyển, quyết định giữa Common Carrier và Contract Carrier sẽ dựa trên tính chất hoạt động của doanh nghiệp, khối lượng hàng hóa và nhu cầu tại từng thời điểm:
Contract Carrier: Phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị có nhu cầu vận chuyển hàng hóa thường xuyên hoặc yêu cầu vận chuyển số lượng lớn, đặc thù như dầu, khí, sản phẩm y tế, hay các vật liệu nguy hiểm.
Common Carrier: Thích hợp cho các doanh nghiệp có khối lượng hàng hóa nhỏ hoặc nhu cầu vận chuyển một vài lần.
Tùy theo nhu cầu cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn Common Carrier, Contract Carrier hoặc kết hợp cả hai. Điều quan trọng là nắm rõ nhu cầu vận chuyển để lựa chọn đối tác phù hợp, giúp tối ưu hóa hiệu quả và chi phí vận chuyển.
Vai trò của Carrier
Carrier giữ vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, đảm bảo sự liền mạch và hiệu quả trong vận chuyển hàng hóa. Dưới đây là các nhiệm vụ chính của họ:
Vận chuyển hàng hóa: Carrier chịu trách nhiệm đưa hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích bằng các phương tiện như xe tải, tàu biển hoặc máy bay, đảm bảo giao hàng đúng thời gian và địa điểm theo yêu cầu.
Quản lý thông tin vận chuyển: Carrier giám sát và quản lý thông tin về lộ trình, thời gian giao hàng, và tình trạng hàng hóa để cung cấp dữ liệu chính xác cho khách hàng và các bên liên quan, giúp đảm bảo sự liên lạc và theo dõi hiệu quả.
Tuân thủ hợp đồng: Carrier cam kết thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng, bao gồm thời gian giao hàng, an toàn của hàng hóa và các yêu cầu khác được quy định
Chịu trách nhiệm bồi thường: Trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng do lỗi của Carrier, họ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
Dịch vụ hỗ trợ bổ sung: Ngoài dịch vụ vận chuyển, Carrier còn cung cấp các dịch vụ như đóng gói, xếp dỡ, bảo hiểm, và các hỗ trợ khác nhằm giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình vận chuyển.
Nên lựa chọn Carrier hay Forwarder khi làm hàng nhập?
Khi làm hàng nhập từ nước ngoài về Việt Nam, nên lựa chọn Forwarder (FWD) thay vì Carrier bởi vì những nhiều lợi ích sau đây:
Hỗ trợ toàn diện: Forwarder không chỉ đảm nhiệm vận tải mà còn hỗ trợ trong mọi khía cạnh của chuỗi cung ứng, thường cung cấp tư vấn miễn phí và mang đến chuyên môn sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Quan hệ đối tác và nhiều lựa chọn: Forwarder có mối quan hệ với nhiều Carrier, giúp bạn dễ dàng so sánh và chọn lựa dịch vụ, thời gian, và giá cả phù hợp hơn so với việc làm trực tiếp với một Carrier duy nhất.
Linh hoạt về giá cả và dịch vụ: Forwarder có khả năng thương lượng linh hoạt hơn về mức giá và dịch vụ, dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu riêng biệt của bạn.
Hỗ trợ sau giao nhận: Forwarder thường cung cấp hỗ trợ hậu cần tốt hơn sau khi hàng đã đến nơi, giúp bạn giải quyết mọi vấn đề phát sinh và đảm bảo quá trình vận chuyển trơn tru.
Kiến thức và nghiệp vụ chuyên sâu: Với kiến thức sâu rộng và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực logistics, Forwarder thường có khả năng xử lý các quy trình và tình huống phức tạp tốt hơn Carrier.
Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ cũng phụ thuộc vào các yếu tố như hệ thống quản lý của công ty, người phụ trách, đội ngũ hỗ trợ và chính sách dịch vụ cụ thể. Bất kỳ yếu tố nào không đạt yêu cầu đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình vận chuyển hàng hóa.
Tóm lại, hiểu rõ Carrier là gì trong xuất nhập khẩu và nắm bắt cách phân loại các loại hình vận chuyển sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình logistics và tiết kiệm chi phí. Hy vọng bài viết này của Vạn Hải Group đã cung cấp thông tin hữu ích để bạn đưa ra quyết định vận chuyển phù hợp và tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình.
Nội dung bài viếtPO là gì trong xuất nhập khẩu?Nội dung trên PO (Purchase Order)Vai trò của PO trong xuất nhập khẩuPhân biệt PO, PI và SC PO là một loại
Nội dung bài viếtCarrier là gì trong xuất nhập khẩu?Phân loại CarrierVai trò của CarrierNên lựa chọn Carrier hay Forwarder khi làm hàng nhập? Trong lĩnh vực