Nghe vẻ nghe ve, nghe vè QUÁ CẢNH

Thương nhân (hàng hoá) nước bạn, muốn sang Việt Nam

Ghé lại dừng chân, quá cảnh đất Việt

Để mà không thiệt (thiệt hại), phải nghe nội quy

Khi muốn tham gia vào một khu vực hay thị trường mới. Điều quan trọng cần nắm chính là hiểu rõ quyền hạn của bản thân tại khu vực đó. Đơn giản hơn là bạn được phép làm gì và không được phép làm gì. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hàng Quá Cảnh và những quy định cần nắm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường Quá Cảnh

1. Quyền quá cảnh

Hàng hoá thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài đều được phép quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam trừ các mặt hàng thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất nhập khẩu hay hàng nguy hiểm theo Luật quy định.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam nhưng phải dựa theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Vì vậy, thông thường các cá nhân, tổ chức nước ngoài sẽ phải thuê thương nhân Việt Nam kinh doanh dịch vụ quá cảnh thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa tại 2 đầu xuất và nhập tại lãnh thổ Việt Nam.

Và Vạn Hải là một trong những đơn vị được khách hàng tin cậy, thương yêu trong mảng dịch vụ hàng quá cảnh tại Việt Nam – đặc biệt là tuyến HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY – Tuyến đường Lao Bảo, Quảng Trị – Tiên Sa, Đà Nẵng

2. Tuyến đường quá cảnh

“Hàng hóa chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và theo đúng những tuyến đường nhất định trên lãnh thổ Việt Nam”

Chính vì thế, toàn bộ hàng hoá quá cảnh khi xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam phải đúng bằng lượng hàng hoá đã nhập cảnh vào, nguyên đai, nguyên kiện. (lưu ý doanh nghiệp trong trường hợp chia tách lô hàng hay thay đổi phương thức vận tải xuất cảnh phải đảm bảo hàng hoá đúng theo quy định)

Đọc thêm: Dịch vụ vận tải đường biển uy tín của Vạn Hải Group

3. Giám sát hàng quá cảnh

Một điều cần lưu ý là hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan Việt Nam trong toàn bộ thời gian lưu chuyển trên lãnh thổ Việt Nam. Và đối với hàng quá cảnh sẽ phải làm thủ tục hải quan tại cả 2 đầu cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất khi quá cảnh qua Việt Nam theo quy định.

4. Thời gian quá cảnh

Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp được gia hạn; trừ trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất; phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.

Thời gian vận chuyển hàng hoá quá cảnh từ cửa khẩu nhập đến cửa khẩu xuất, tính từ lúc bắt đầu vận chuyển không quá 1 ngày đối với quảng đường < 500 km, và không vượt quá 3 ngày đối với quảng đường >= 500 km.

[infoshortcode]Trích Luật và thông tư:

Điều 44, 45, 46 của Luật Quản lý ngoại thương 2017 [/infoshortcode]

Bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *