Nội dung bài viết
HS code là gì trong xuất nhập khẩu – logistics? Trong bài viết sau Vạn Hải sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần phải biết về HS code. Bao gồm giải thích về tầm quan trọng, vai trò của HS code. Cấu trúc của một mã số HS bao gồm những gì, những quy tắc áp mã HS và cách tra cứu. Và nhiều hơn thế,…Cùng tìm hiểu ngay nhé!
HS code hay mã số HS, là một mã số được sử dụng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu theo Hệ thống phân loại do Tổ chức Hải quan Thế giới phát hành. Hệ thống này được gọi là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System).
Hiểu một cách đơn giản, HS code là mã phân loại hàng hóa theo Danh mục xuất nhập khẩu. Dựa trên mã này, bạn có thể biết được thuế xuất hoặc nhập, và các chính sách khác liên quan đến hàng hóa (như chính sách mặt hàng, quản lý rủi ro…). Vì vậy, khi bạn biết mã HS code của sản phẩm, bạn có thể tính toán mức thuế phải trả cho hàng hóa của mình cùng với các thủ tục liên quan.
Trên thực tế, nếu đã từng làm thủ tục thông quan, thì bạn sẽ biết rằng nếu sử dụng nhầm mã HS code thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như: chỉnh sửa tờ khai, nộp bổ sung hoặc phải xin hoàn thuế, thông quan chậm trễ hơn dự kiến,…
Mã HS là công cụ quan trọng đối với Chính phủ trong việc xác định các loại hàng hóa xuất nhập khẩu để thực hiện nghĩa vụ thu thuế và các nghĩa vụ khác, cũng như thực thi luật pháp trong nước và các hiệp ước quốc tế. Ngoài ra, Mã HS còn hỗ trợ cho việc phân tích các chiến lược vi mô và vĩ mô, đàm phán thương mại quốc tế.
Với Doanh nghiệp, việc sử dụng đúng Mã HS đảm bảo việc tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế của các doanh nghiệp. Nếu phân loại sai, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong khâu giao hàng và công tác giám định, cũng như có nguy cơ bị xử phạt và tốn kém chi phí. Ngược lại, nếu hàng hóa được phân loại đúng Mã HS, doanh nghiệp sẽ hưởng nhiều lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do.
Việc sử dụng mã HS có 8 hoặc 10 số để đại diện cho hàng hóa giúp cho tất cả các quốc gia trên thế giới phân loại hàng hóa một cách hệ thống và đồng bộ. Hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan cũng giúp cho các bên liên quan hiểu nhau, tránh tranh chấp thương mại do sai phân loại hàng hóa do khác biệt ngôn ngữ địa phương.
Ví dụ: người miền Nam gọi vật dụng để che nắng là “Nón,” còn người miền Bắc gọi là “Mũ.” Tuy nhiên, ở Anh và Mỹ, nó được gọi là “Hat.” Nếu các hợp đồng thương mại bị tranh chấp do khác biệt ngôn ngữ, thì rất khó để thiết lập luật để giải quyết.
Ngoài ra, việc định danh các loại hàng hóa theo mã HS còn giúp đơn giản hóa công việc của các tổ chức và cá nhân liên quan. Thỏa thuận và thực hiện các hiệp định thương mại trở nên thuận lợi hơn.
Mã HS còn là cơ sở để các cơ quan hải quan, cơ quan thuế và phòng thương mại cấp phép hàng hóa có thể xuất nhập khẩu hay không. Mã HS xác định các loại hàng hóa được xuất, nhập khẩu để tổ chức tiện lợi trong việc thực hiện thu thuế, áp thuế, đồng thời có thể thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.
Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được quy định trong Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017 của Bộ Tài chính xác định mã HS Việt Nam gồm 8 số:
Mã HS code được sử dụng quốc tế, bao gồm 8-10 ký tự. Mã HS code được chia thành các phần sau:
Lưu ý: Phần, Chương, Nhóm, Phân nhóm đầu tiên bao gồm 6 số, mang tính quốc gia, riêng Phân nhóm phụ tùy thuộc vào từng quốc gia.
Để biết mã HS của từng quốc gia, cần chú ý đặc biệt vào phần Phân nhóm và Phân nhóm phụ. Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng mã HS gồm 8 số, trong khi một số quốc gia khác trên thế giới có thể dùng mã HS gồm 10 hoặc 12 số.
Ví dụ: HS code của cà phê hòa tan là 2101.20.90, bao gồm 6 chữ số được chia thành 3 nhóm. Phân tích cấu trúc mã này như sau:
Để tra cứu chính xác mã HS code bạn cần nắm rõ 06 quy tắc sau:
Tên các phần, chương và phân chương chỉ hỗ trợ chúng ta trong việc xác định sản phẩm nằm ở phần nào chương nào, không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa. Tuy nhiên, tên gọi này không thể miêu tả hết các sản phẩm nằm trong chương đó. Do đó, để phân loại sản phẩm, ta cần dựa trên chú giải và phân nhóm sản phẩm.
Chú giải của từng chương là yếu tố quyết định quan trọng nhất trong việc phân loại hàng trong chương đó. Điều này rất quan trọng và sẽ được áp dụng trong tất cả các quy tắc tiếp theo. Chúng ta phải kiểm tra chú giải của phần, chương để đảm bảo sản phẩm được phân loại chính xác.
Ví dụ: Tìm mã HS của tivi Sony 55 inch
Bước 1: Định hình khu vực: Có thể áp vào chương 85: Máy móc, thiết bị điện tử và các bộ phận của chúng
Bước 2: Đọc chú giải khu vực đó: Chú giải chương 85.g cho phép xác định mã HS của tivi Sony 55 inch
Bước 3: Tra mã theo tên định danh hoặc được giải thích cụ thể rõ ràng nhất trong phân nhóm. Tivi thuộc nhóm 8528, vì vậy mã HS của tivi Sony 55 inch sẽ là: 85287219.
Quy tắc 2a: Sản phẩm chưa hoàn thiện
Nếu một sản phẩm chưa được hoàn thiện, thiếu một số bộ phận nhưng có tính năng và chức năng tương tự như sản phẩm hoàn thiện, thì sẽ được xếp vào cùng mã sản phẩm với sản phẩm hoàn thiện.
Ví dụ 1: Một chiếc xe đạp thiếu bánh xe vẫn sẽ được áp dụng mã sản phẩm của xe đạp nếu các bánh xe được tháo rời và sẽ được lắp ráp vào sau.
Như vậy, một sản phẩm có các bộ phận tháo rời và các bộ phận đó có thể được lắp ráp để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh, thì sản phẩm đó vẫn sẽ được áp dụng mã sản phẩm của sản phẩm hoàn chỉnh.
Ví dụ 2:, Dù tháo ra từng bộ phận của một chiếc xe để thuận tiện cho quá trình vận chuyển, mã HS của chiếc xe vẫn được xác định.
Phôi là sản phẩm chưa sẵn sàng để sử dụng và thường có hình dáng bên ngoài tương đương với sản phẩm hoàn chỉnh. Chúng được sử dụng duy nhất để hoàn thiện thành phẩm.
Quy tắc 2b: Hỗn hợp, hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất
Sản phẩm chỉ được phân loại theo quy tắc này nếu nó là một hỗn hợp của nguyên liệu và chất liệu.
Nếu một hỗn hợp hoặc hợp chất của các nguyên liệu hoặc chất trong cùng một nhóm, thì nó sẽ được phân loại trong nhóm đó.
Nếu một hỗn hợp hoặc hợp chất của các nguyên liệu hoặc chất trong các nhóm khác nhau, thì nó sẽ được áp mã dựa trên chất cơ bản nhất của hỗn hợp.
Ví dụ: Gói cà phê hòa tan là một hỗn hợp của các chất như cà phê, đường và sữa. Do đó, để phân loại hỗn hợp này, chúng ta sẽ áp dụng mã chất cơ bản nhất là cà phê.
Quy tắc 3a
Nhóm hàng hóa có mô tả chi tiết nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả tổng quát khi phân loại sản phẩm.
Ví dụ 1: Hỗn hợp nấu bia bao gồm 60% lúa mì (mã HS 1001), 30% lúa đại mạch (mã HS 1003), và 10% phụ gia. Sản phẩm bia này sẽ được phân loại với mã HS code 1001.
Ví dụ 2: Một chiếc thắt lưng được làm từ da ở mặt trên, nhựa ở mặt dưới, và có một khuy cài bằng nhôm. Do da làm cho thắt lưng mềm hơn và đàn hồi tốt hơn, đồng thời có giá trị cao hơn nhựa, nên sản phẩm này có thể được phân loại với mã HS code 4203 (hàng may mặc và phụ kiện quần áo bằng da).
Quy tắc 3b
Trong trường hợp không thể phân loại hàng hóa hỗn hợp theo quy tắc 3a, ta có thể phân loại chúng theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành.
Ví dụ: Trong bộ sản phẩm chăm sóc tóc bao gồm: Kẹp điện uốn tóc, lược, ghim tóc. Ta nhận thấy Kẹp điện uốn tóc có tính năng đặc biệt nhất nên sẽ áp dụng mã HS của sản phẩm này cho cả bộ sản phẩm.
Quy tắc 3c
Nếu Qui tắc 3(a) hoặc 3(b) không thể áp dụng, thì Qui tắc 3(c) sẽ được sử dụng để phân loại hàng hóa. Theo Qui tắc này, hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm cuối cùng trong danh sách các nhóm được xem xét để phân loại.
Ví dụ: Giả sử ta có một bộ sản phẩm sửa chữa gồm Tô vít, Kìm và Cờ Lê.
Sau khi tra cứu các mã số hải quan (HS) cho từng sản phẩm, ta nhận thấy rằng Cờ Lê có mã số HS nằm ở thứ tự sau cùng trong danh sách các mã số HS được xem xét. Vì vậy, để phân loại bộ sản phẩm sửa chữa, ta sẽ áp dụng mã số HS của sản phẩm Cờ Lê cho toàn bộ bộ sản phẩm sửa chữa.
Hàng hóa không thể phân loại theo các quy tắc nêu ra phía trên thì sẽ được phân loại vào nhóm hàng hóa giống chúng nhất.
Quy tắc này yêu cầu so sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa tương tự đã được phân loại để xác định nhóm hàng hóa giống nhất. Yếu tố xác định hàng hóa giống nhau bao gồm mô tả, đặc điểm, tính chất và mục đích sử dụng của hàng hóa. Sau đó, hàng hóa định phân loại sẽ được xếp vào nhóm tương tự hàng hóa giống nhất để áp dụng mã HS code phù hợp.
Quy tắc 5a: Hộp, bao, túi và các loại bao bì chứa đựng tương tự
Các loại bao, túi, hộp tương tự, phù hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa sản phẩm hoặc bộ sản phẩm xác định, có thể sử dụng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, thì được phân loại cùng với sản phẩm bên trong.
Ví dụ: Túi dùng để đựng đàn guitar thì được áp mã HS code cùng với đàn guitar.
Quy tắc 5b: Bao bì
Quy tắc này chỉ áp dụng cho việc phân loại các loại bao bì thường được sử dụng để đóng gói và chứa đựng hàng hóa, bao gồm các sản phẩm được nhập cùng với hàng như túi nilon, hộp carton,… Tuy nhiên, quy tắc này không áp dụng cho các loại bao bì bằng kim loại có thể tái sử dụng.
Ví dụ: Không áp mã hs của ga cho bình chứa ga bằng thép (bình có thể sử dụng lại nhiều lần) được mà phải được phân theo mã riêng.
Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm, cần phải đảm bảo sự phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, phù hợp với các chú giải phân nhóm và phù hợp với chú giải của chương có liên quan.
Để so sánh một sản phẩm giữa các nhóm hoặc phân nhóm khác nhau, cần đảm bảo rằng đang so sánh cùng cấp độ.