Tariff là gì trong lĩnh vực xuất nhập khẩu? Mục đích của thuế quan trong thương mại quốc tế? Trong bài viết này Vạn Hải sẽ làm rõ khái niệm này và và phân loại các loại thuế quan. Cùng tìm hiểu ngay nhé! 

1. Tarrif là gì trong xuất nhập khẩu? 

Tariff được hiểu là thuế nhập khẩu hoặc thuế quan, là một loại thuế mà quốc gia hoặc vùng lãnh thổ áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào. 

Vậy khi nào thì đóng thuế nhập khẩu? 

Nhà nhập khẩu phải thanh toán thuế quan trước khi đưa hàng hóa vào nội địa quốc gia nhập khẩu để lưu thông (trừ trường hợp được bảo lãnh thuế hoặc có chính sách giảm thuế). 
Khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu biên giới, nhân viên hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa và xác định số tiền thuế phải nộp dựa trên thông tin khai báo trong tờ khai hải quan cùng các quy định hiện hành. 

tariff là gì

2. Vai trò của thuế nhập khẩu 

Ngoài vai trò chính là tăng thu cho ngân sách quốc qua, thuế nhập khẩu còn có những vai trò quan trọng như sau: 

  • Giúp giảm thâm hụt trong cán cân thương mại và đẩy mạnh sản xuất nội địa. Giúp các sản phẩm nội địa trở nên cạnh tranh hơn. 
  • Được sử dụng để điều chỉnh giá của hàng hóa phá giá, đưa chúng về mức giá thị trường công bằng, từ đó ngăn chặn các hành vi thương mại không lành mạnh. 
  • Trong các cuộc chiến thương mại, thuế nhập khẩu được áp dụng như một biện pháp đáp trả nhằm đối phó với chính sách thuế từ các quốc gia khác đối với hàng xuất khẩu. 
  • Bảo vệ các ngành sản xuất quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo điều kiện để phát triển và tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.  
  • Giúp các ngành công nghiệp non trẻ giảm áp lực cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu, đảm bảo họ có thời gian và cơ hội phát triển vững chắc. 
  • Áp dụng thuế quan đối với các mặt hàng xa xỉ hoặc không phù hợp với văn hóa dân tộc, từ đó định hướng tiêu dùng và bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống. 
  • Là một công cụ quan trọng trong các đàm phán thương mại, giúp thiết lập cơ hội thương mại công bằng và định rõ các ưu đãi giữa các quốc gia. 

3. Phân loại thuế nhập khẩu  

Các loại thuế nhập khẩu được phân loại theo phương thức tính, theo mục đích đánh thuế và theo mức thuế lãi suất. Cụ thể như sau: 

tariff là gì trong xuất nhập khẩu

3.1. Theo phương thức tính 

Theo phương thức tính, thuế nhập khẩu được chia thành 2 loại: thuế quan theo đơn giá hàng và thuế quan theo trọng lượng: 

  • Thuế quan theo đơn giá hàng (Ad Valorem Tariff): Được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng hóa nhập khẩu, ví dụ 10% giá CIF. Biến động giá trên thị trường quốc tế có thể làm thay đổi mức thuế, ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của sản xuất trong nước.  
  • Thuế quan theo trọng lượng (Specific Tariff): Được tính dựa trên trọng lượng hàng hóa, ví dụ $5 mỗi tấn. Mức thuế này cần được điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với biến động giá cả trên thị trường và lạm phát, dẫn đến quá trình tính toán đôi khi trở nên phức tạp. 

3.2. Theo mục đích đánh thuế  

Theo mục đích đánh thuế, thuế nhập khẩu được chia thành 03 loại: thuế quan tăng thu ngân sách, thuế quan bảo hộ, thuế quan cấm đoán. 

  • Thuế quan tăng thu ngân sách: Có vai trò tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Mặc dù có thể gián tiếp hỗ trợ sản xuất trong nước, nhưng đây không phải là trọng tâm. Chẳng hạn, một quốc gia không sản xuất hoặc chế biến cà phê có thể áp dụng thuế nhập khẩu cà phê, chủ yếu để tạo nguồn thu tài chính. 
  • Thuế quan bảo hộ: Mục tiêu chính của thuế quan này là làm tăng giá hàng nhập khẩu, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm sản xuất trong nước. Ví dụ, áp dụng thuế 20% trên giá trị máy móc nhập khẩu sẽ làm tăng giá thành của chúng, từ đó khuyến khích sử dụng máy móc sản xuất nội địa với giá rẻ hơn. 
  • Thuế quan cấm đoán: Loại thuế này được áp dụng ở mức rất cao, khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên không khả thi về mặt kinh tế, gần như ngăn chặn hoàn toàn việc nhập khẩu.   

3.3. Theo mức thuế suất  

Theo phương mục đích đánh thuế, thuế nhập khẩu được chia thành 03 loại: thuế suất ưu đãi, thuế uất ưu đãi đặt biệt, thuế suất thông thường. 

  • Thuế suất ưu đãi: Áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN – Most Favoured Nation) trong quan hệ thương mại với quốc gia nhập khẩu. Các mức thuế suất này được quy định chi tiết trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do cơ quan chức năng ban hành. 
  • Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia tham gia các hiệp định thương mại tự do hoặc thỏa thuận ưu đãi đặc biệt với quốc gia nhập khẩu. Ví dụ, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam có thể được miễn thuế nếu nằm trong danh mục hưởng ưu đãi đặc biệt theo ACFTA. Mức thuế này hỗ trợ thúc đẩy giao thương biên giới và các thỏa thuận ưu tiên khác. 
  • Thuế suất thông thường: Áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia không thuộc diện hưởng quy chế tối huệ quốc hoặc ưu đãi đặc biệt. Thuế suất thông thường thường cao hơn so với các mức thuế suất ưu đãi, nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và khuyến khích các thỏa thuận thương mại quốc tế. 

4. Những thành phần của biểu cước phí Tariff  

Biểu cước phí Tariff là tài liệu chi tiết về mức giá cước và đơn vị tính áp dụng cho từng loại hàng hóa cùng các quy định liên quan đến tính phí vận chuyển và nhập hàng nội địa. Thông thường, các thành phần chính trong một biểu cước phí Tariff bao gồm: 

  • Mức giá cước: Biểu cước phí Tariff cung cấp chi tiết các mức giá cước cho từng loại hàng hóa và dịch vụ vận chuyển, xác định dựa trên các yếu tố như trọng lượng, kích thước, phương tiện vận chuyển, quãng đường và các yếu tố liên quan khác. 
  • Đơn vị tính cước: Biểu cước phí liệt kê các đơn vị đo lường chuyên dụng dùng để tính cước cho từng loại hàng hóa, ví dụ: tấn, container, thể tích m3, v.v. 
  • Phụ phí và điều kiện: Biểu cước phí cũng bao gồm các phụ phí như phụ phí cảng, bảo hiểm, xếp dỡ và xử lý hàng hóa đặc biệt, cùng các điều kiện đặc biệt liên quan đến vận chuyển. 
  • Quy định và điều khoản: Liên quan đến cước phí vận chuyển, bao gồm thanh toán, thời gian giao hàng, trách nhiệm của bên gửi hàng và vận chuyển, cũng như các điều kiện bồi thường, được ghi chi tiết trong biểu cước phí. 
  • Hiệu lực và thay đổi: Thông tin về thời gian áp dụng, quy trình và thủ tục thay đổi, cập nhật biểu cước phí cần được ghi rõ.  
  • Điều kiện đặc biệt: Các yêu cầu đặc biệt về đóng gói, bảo quản và xử lý hàng hóa, cũng như các điều kiện ngành và yêu cầu từ người gửi hàng, được chỉ rõ trong biểu cước phí. 
  • Thời gian áp dụng và hiệu lực: Thời gian áp dụng mức giá cước và các điều khoản khác được ghi rõ trong biểu cước phí, giúp người sử dụng nắm rõ hiệu lực của biểu cước phí trong khoảng thời gian cụ thể.