Trong bài viết này Vạn Hải sẽ giới thiệu đến bạn định nghĩa Doanh nghiệp chế xuất là gì? Chính sách thuế dành cho doanh nghiệp chế xuất và những loại hình tờ khai liên quan đến doanh nghiệp chế xuất.
Doanh nghiệp chế xuất là gì?
Doanh nghiệp chế xuất tiếng anh là Export Processing Enterprise, hay còn được viết tắt là EPE
Doanh nghiệp chế xuất là những doanh nghiệp chuyên chế biến hàng hóa xuất khẩu;
Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sane xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Chính sách thuế
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Doanh nghiệp chế xuất không phải chịu thuế xuất nhập khẩu đối với các loại hàng hóa sau:
- Hàng hóa được xuất khẩu từ khu vực phi thuế quan chuyển ra nước ngoài
- Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu vực phi thuế quan và hàng hóa đó chỉ sử dụng trong khu vực phi thuế quan
- Hàng hóa được chuyển từ các khu vực phi thuế quan này sang khu vực phi thuế quan khác.
Thuế giá trị gia tăng: mức thuế giá trị gia tăng sẽ được áp dụng là 0%.
Quy định đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chế
Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:
- Hàng hoá mua bán giữa các DNCX với nhau;
- Hàng hoá là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX;
- Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất;
- Hàng hoá của các DNCX thuộc một tập đoàn hay Hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc;
- Hàng hoá đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
Lưu ý: Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hoá đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hoá.
- Hàng hóa DNCX mua từ nội địa hoặc nhập khẩu từ nước ngoài đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu theo quy định khi trao đổi, mua bán trong nội địa không phải làm thủ tục hải quan.
- Cơ quan hải quan quản lý khu chế xuất, DNCX chỉ giám sát trực tiếp tại cổng ra, vào của khu chế xuất, DNCX khi cần thiết theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan.
Loại hình tờ khai
Tờ khai nhập khẩu liên quan đến doanh nghiệp chế xuất
- E13 Nhập hàng hóa khác vào DNCX (công cụ, dụng cụ, hàng hóa tạo tài sản cố định…)
- E11 Nhập NL, vật tư từ nước ngoài để GC, SX
- E41 Nhập sản phẩm thuê GC từ nước ngoài (hoặc thuê DNCX khác GC
- A41 Nhập KD của DN thực hiện quyền NK
- E15 Nhập NL, vật tư từ nội địa ,DNCX khác hoặc từ DN trong khu phi thuế quan khác để GC, SX
Tờ khai xuất khẩu liên quan đến doanh nghiệp chế xuất
- E42 Xuất khẩu SP của DNCX (xuất ra nước ngoài và nội địa)
- B11 Xuất KD (DNCX thực hiện quyền KD XK hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước
- B13 Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu (DNCX thanh lý hàng hóa, MMTB NK miễn thuế ra nước ngoài hoặc vào DNCX
- B13 Xuất sau khi đã tạm xuất (HH đặt GC ở nước ngoài nhưng ko tái nhập mà thay đổi mục đích sử dụng tại nước ngoài, khu phi thuế quan hoặc vào DNCX