Loại hình xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng khi thực hiện khai báo hải quan cho lô hàng của doanh nghiệp. Theo quy định có khá nhiều mã loại hình xuất nhập khẩu, khiến cho nhiều người cảm thấy bối rối. Trong bài viết này, Vạn Hải Group sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về các loại hình xuất nhập khẩu, giúp bạn dễ dàng xác định và áp dụng vào thực tế. Cùng tìm hiểu ngay nhé! 

Tầm quan trọng của mã loại hình xuất nhập khẩu 

Mã loại hình xuất nhập khẩu là yếu tố then chốt trong quy trình khai báo hải quan, giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng thông tin cần thiết cho mỗi lô hàng. Việc xác định sai mã có thể dẫn đến những hệ quả không mong muốn, như phải hủy hoặc điều chỉnh tờ khai, gây lãng phí thời gian và chi phí. Do đó, việc tra cứu và sử dụng chính xác mã loại hình là bước cần thiết để đảm bảo quá trình xuất nhập khẩu diễn ra suôn sẻ. 

Để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hạn chế sai sót và tiết kiệm thời gian, bảng mã loại hình xuất nhập khẩu được cung cấp nhằm giúp khai báo trên phần mềm VNACCS và tờ khai hải quan giấy. Việc nắm bắt đúng mã loại hình không chỉ đảm bảo tính chính xác trong thủ tục hải quan mà còn giúp tối ưu hóa quy trình vận chuyển và thông quan hàng hóa. 

Danh sách 16 mã loại hình xuất khẩu 

các mã loại hình xuất nhập khẩu

Dưới đây là danh sách các mã loại hình xuất khẩu được cập nhật theo quy định tại “Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015” của Tổng cục Hải quan.  

Link tải danh sách mô tả chi tiết từng loại hình: Bảng mã loại hình xuất khẩu.docx 

  • B11: Xuất kinh doanh 
  • B12: Xuất sau khi đã tạm xuất 
  • B13: Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu 
  • E42: Xuất khẩu sản phẩm của DNXC 
  • E52: Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài 
  • E54: Xuất nguyên liệu của công ty tư nhân này sang hợp đồng khác 
  • E62: Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu 
  • E28: Xuất nguyên liệu, vật tư thuê gia công ở nước ngoài 
  • G21: Tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất 
  • G22: Tái xuất máy móc, thiết bị đã tạm nhập để phục vụ dự án có thời hạn 
  • G23: Tái xuất hàng tạm nhập miễn thuế 
  • G24: Tái xuất khác 
  • G16: Tạm xuất hàng hóa 
  • C21: Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất đi nước ngoài 
  • C22: Hàng hóa ra khu phi thuế quan 
  • H21: Xuất khẩu hàng hóa khác 

Danh sách 24 mã loại hình nhập khẩu 

Dưới đây là bảng mã loại hình nhập khẩu, cập nhật theo quy định tại “Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015” của Tổng cục Hải quan. 

Link tải danh sách mô tả chi tiết từng loại hình: Bảng mã loại hình nhập khẩu.docx 

  • A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng 
  • A12: Nhập kinh doanh sản xuất 
  • A21: Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập 
  • A31: Nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu 
  • A41: Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu 
  • A42: Thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa từ các loại hình khác, trừ tạm nhập 
  • A43: Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế 
  • A44: Tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế 
  • E11: Nhập nguyên liệu của DNXC từ nước ngoài 
  • E13: Nhập hàng hóa khác vào DNXC 
  • E15: Nhập nguyên liệu, vật tư của DNXC từ nội địa 
  • E21: Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài 
  • E23: Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công từ hợp đồng khác chuyển sang 
  • E31: Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu 
  • E33: Nhập nguyê liệu, vật tư vào kho bảo thuế 
  • E41: Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài 
  • G11: Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất 
  • G12: Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn 
  • G13: Tạm nhập miễn thuế 
  • G14: Tạm nhập khác 
  • G51: Tái nhập hàng hóa đã tạm xuất 
  • C11: Hàng nước ngoài gửi kho ngoại quan 
  • C21: Hàng đưa vào khu phi thuế quan 
  • H11: Nhập hàng nhập khẩu khác 

Hy vọng với danh sách mã loại hình xuất nhập khẩu trên, bạn có thể dễ dàng áp dụng vào quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, hạn chế sai sót và tối ưu hóa hoạt động ngoại thương.