Tại Việt Nam, xuất khẩu nông sản là một nguồn thu rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cùng Vạn Hải tìm hiểu một quy trình xuất khẩu nông sản cơ bản sẽ bao gồm những bước nào nhé! 

1. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của việt nam

Việt Nam là nước nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới, chính vì vậy mà Việt Nam có thể sản xuất đa dạng các mặt hàng nông nghiệp có giá trị thương mại cao. Trong năm 2022, Việt Nam đã có hơn 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, phân phối đến hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tiêu biểu như: cà phê, gạo, điều, rau quả, tiêu,…. 

2. Quy trình xuất khẩu nông sản

Bước 1: Kiểm tra thông tin mặt hàng nông sản xuất khẩu

Có 2 cách:

  • Trao đổi với khách hàng/forwarder bên nhập khẩu để thu thập những thông tin cần thiết để kiểm tra nhà xuất khẩu có đáp ứng đủ yêu cầu và chuẩn bị
  • Tra cứu trên website của Cục Bảo vệ thực vật: www.ppd.gov.vn.

Nếu có thì tiến hành bước 2.

kiem-tra-thong-tin-mat-hang-nong-san

Bước 2: Lựa chọn container phù hợp với từng loại mặt hàng nông sản

Do vận chuyển chủ yếu bằng đường biển, thời gian lâu nên một số mặt hàng cần có yêu cầu về nhiệt độ để đảm bảo hàng hóa có thể sử dụng được. Ngoài ra, có nhiều loại nông sản yêu cầu rất kĩ lưỡng về cách đóng gói, cách bảo quản, để đảm bảo hàng được đưa tới nhà nhập khẩu trong tình trạng tốt nhất. Khách hàng cần nắm rõ để tránh trường hợp phát sinh khi hàng tới nước nhập khẩu bị trả về. 

  • Vận chuyển bằng container thường: những mặt hàng nông sản không cần bảo quản nhiệt độ mát như mặt hàng nông sản khô,…
  • Vận chuyển bằng container lạnh: những mặt hàng nông sản tươi như hoa tươi, rau, củ, quả cần bảo quản nhiệt độ mát
  •  Đối tương hạt (ít hư hỏng) gồm các loại hạt nhóm hạt cây ngũ cốc, thành phần dinh dưỡng chủ yếu là gluxit; nhóm hạt chứa nhiều protein thuộc các loại cây họ đậu; nhóm hạt có dầu thuộc các loại cây trồng như lạc, vừng, thầu dầu,…
  •  Đối tượng rau hoa quả (dễ hư hỏng)
  • Đối tượng củ (khá dễ hỏng)
  • Đối tượng thân lá (chè, thuốc lá,..) (dễ hư hỏng)

van-chuyen-bang-container-thuong-hay-lanh

Bước 3: Chuẩn bị chứng từ:

  • Commercial Invoice.
  • Packing list.
  • Bill of lading (có sau khi tàu chạy).
  • Phytosanitary (có sau khi tàu chạy, cực kỳ quan trọng, không có bên nước nhập không thể thực hiện thủ tục nhập khẩu).
  • Fumigation (tương tự Phytosanitary).
  • C/O ((theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, làm thủ tục xin cấp sau khi tàu chạy, thường sử dụng hệ thống ecosys).
  • Các chứng từ khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu: Fumi, C/Q, CW, C/H…

chuan-bi-chung-tu-xuat-khau-nong-san

Lưu ý: Phương án tốt nhất cho các loại mặt hàng:

  • Nông sản khô: dùng cont thường
  • Nông sản tươi: dùng cont lạnh

Bước 4: Thực hiện các thủ tục xuất khẩu nông sản

1. Thủ tục hải quan

  • Lên tờ khai theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
  • Đính kèm hồ sơ V5: Commercial Invoice; Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua),tùy từng trường hợp.

  Kết quả tờ khai:

  • Luồng xanh: tự động thông quan, lấy mã vạch trên dịch vụ công thanh lý tờ khai mã vạch để hoàn thành thủ tục vào sổ tàu.
  • Luồng vàng: cung cấp chứng từ cho cơ quan hải quan kiểm tra, nếu không có gì thực hiện như luồng xanh (nên kiểm tra kỹ chứng từ trước khi lên tờ khai để tránh những rắc rối không đáng có).
  • Luồng đỏ: cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hàng hóa và chứng từ, nếu hoàn thành tiếp tục thực hiện như luồng xanh.

2. Thủ tục đăng ký kiểm dịch:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch theo mẫu qui định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT tại chi cục kiểm dịch thực vật gần nhất ở cảng xuất.
  • Commercial Invoice (sao y), Đà Nẵng không cần cung cấp
  • Hợp đồng (theo yêu cầu ở Đà Nẵng)
  • Đi cùng cán bộ kiểm dịch xuống nơi tập kết hàng hóa để lấy mẫu.
  • Ký biên bản và đóng lệ phí.

thuc-hien-cac-thu-tuc-xuat-khau-nong-san

3. Thủ tục khác (nếu có):

VD: Fumigation (Khử trùng hàng hóa) đăng ký khử trùng hàng hóa tại cơ quan khử trùng có ”Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá theo Nghị định 107/NĐ-CP cấp ngày 11/07/2018”. (VFC, Vietnamcontrol, Vinacert,..)

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ sau khi tàu chạy:

  • Liên hệ hãng tàu lấy Bill of lading.
  • Liên hệ cơ quan khử trùng lấy chứng thư Fumigation Certificate (5 bản gốc, 4 bản copy, số lượng tùy theo yêu cầu bên nhập).
  • Dùng Bill of lading (1 bản sao y) và Fumigation (1 bản gốc) để nộp cho cơ quan kiểm dịch lấy chứng thư Phytosanitary Certificate (thường 1 bản gốc, 2 bản copy).
  • Làm thủ tục xin cấp C/O trên hệ thống Ecosys.
  • Tập hợp chứng từ gửi khách.

hoan-thien-ho-so-sau-khi-tau-chay

Có thể bạn cũng sẽ quan tâm:

Như vậy, trong bài viết trên Vạn Hải Group đã mô tả chi tiết quy trình xuất khẩu hàng nông sản. Hy vọng bạn đọc đã có những thông tin hữu ích phục vụ cho mục đích học tập và làm việc.

Bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *