Nội dung bài viết
Mỗi lô hàng xuất nhập khẩu đều cần làm thủ tục hải quan (hay còn gọi là thông quan lô hàng), đây là một bước quan trọng trong vận chuyển hàng hóa. Vậy thủ tục hải quan là gì? Quy trình làm thủ tục hải quan cho không hàng nhập khẩu ra sao? Cùng Vạn Hải Group tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Theo Khoản 23 Điều 4 Luật Hải quan 2014, thủ tục hải quan được định nghĩa là những công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thục hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa và phương tiện vận tải.
Thuật ngữ thủ tục hải quan trong tiếng anh là Custome Procedure.
Tùy thuộc vào loại hàng hóa nhập khẩu, quy trình thủ tục hải quan sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản các bước làm thủ tục hải quan hàng nhập bao gồm 6 bước cơ bản dưới đây:
Các chứng từ khai báo hải quan cần thiết bao gồm:
Ngoài ra, bạn cũng cần phải chuẩn bị một số chứng từ khác, như:
Một số loại kiểm tra chuyên ngành thường gặp với hàng nhập khẩu: kiểm tra về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm,… Để thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành, bạn cần làm hồ sơ đăng ký, lấy số tiếp nhận đăng ký có đóng dấu xác nhận kèm với bộ hồ sơ hải quan xuất trình hải quan. Bạn có thể thực hiện thủ tục kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu hoặc mang hàng về bảo quản tùy từng trường hợp cụ thể. Một số kiểm tra chuyên ngành phải có giấy phép/ kết quả đạt chất lượng mới thông quan như: Kiểm dịch, khai báo hóa chất, tiền chất,…
Lưu ý: Cần cập nhật thông tư, nghị định, quy định hiện hành để kiểm tra hàng này có phải kiểm tra, xin giấy phép hay không. Nếu hàng của bạn không cần kiểm tra chuyên ngành thì bỏ qua bước này.
Chứng từ khai báo hải quan hàng nhập nên được kiểm tra theo thứ tự ưu tiên lần lượt là:
Đặc biệt, đối với các lô hàng có CO ưu đãi thuế nhập khẩu ( E, D, AK, AJ, VJ,…) phải đảm bảo chính xác 100% từng câu chữ, số liệu, con dấu. Vì chỉ cần sai một lỗi nhỏ không nằm trong quy định cho phép là CO không được áp dụng và không được hưởng ưu đãi thuế. Có thể tham khảo những chi tiết cần đối chiếu như:
Sau khi kiểm tra chính xác các thông tin trên tờ khai điện tử, tiến hành khai trước thông tin tờ khai (EDA), bằng cách đăng nhập vào chữ ký số của công ty và nhận về số tờ khai là và thông tin tờ khai hoặc website thaison.vn.
Trong trường hợp bạn sai một trong 06 tiêu chí dưới đây bạn bắt buộc phải hủy tờ khai:
Sau khi đã có tờ khai thông quan/ giải phóng hàng/ mang hàng về bảo quản, việc bạn cần làm cuối cùng là in mã vạch tờ khai và làm nốt thủ tục tại cửa khẩu nhập khẩu để nhận hàng. Các tờ khai trạng thái giải phóng hàng/ mang hàng về bảo quản, doanh nghiệp sẽ bổ sung kết quả kiểm tra chuyên ngành cho cơ quan hải quan, hoặc các thủ tục cần thiết tùy theo từng lô hàng cụ thể để thông quan lô hàng đúng thời gian quy định.
Bài viết tương tự có thể bạn cũng sẽ quan tâm:
Bài viết trên Vạn Hải Group đã chia sẻ quy trình thủ tục hải quan chi tiết và đơn giản nhất. Hy vọng bạn đọc đã tiếp nhận được những thông tin hữu ích phục vụ cho công việc và học tập.