CBM là đơn vị đo lường thường xuất hiện khi vận chuyển hàng hóa. Vậy CBM gì? Cách tính CBM đối với lô hàng đường biển, đường hàng không? Trong bài viết này Vạn Hải Group sẽ giúp bạn làm rõ định nghĩa, vai trò và cách tính CBM. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. CBM là gì trong xuất nhập khẩu?

CBM là viết tắt của cụm từ “Cubic Meter”, hay còn được gọi là mét khối, là một đơn vị dùng để đo khối lượng, kích thước của hàng hóa và tính chi phí vận chuyển.

Đơn vị CBM được áp dụng cho hầu hết các phương thức vận chuyển, bao gồm: đường biển, đường hàng không, đường bộ,…

Khi tính CBM, nhà vận chuyển có thể quy đổi CBM sang trọng lượng đơn vị Kg để áp dụng đơn giá vận chuyện cho những hàng hóa nặng hoặc nhẹ khác nhau.

cbm là gì

2. Vai trò của CBM trong xuất nhập khẩu

CBM có vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu đường biển và đường hàng không, cụ thể:

  • Giúp người vận chuyển tính được lượng hàng cần vận chuyển trong một chuyến.
  • Là cơ sở để tính toán giá cước vận chuyển hàng hóa.
  • Giúp người vận chuyển sắp xếp và tính toán phương tiện vận chuyển tối ưu nhất, tránh quá tải và sử dụng không gian hiệu quả.

3. Hướng dẫn quy đổi CBM trong xuất nhập khẩu

Dưới đây là công thức tính CBM    

CBM = Chiều dài (tối đa)  x  Chiều rộng (tối đa)  x  Chiều cao (tối đa)

Tỷ lệ quy đổi CBM sang Kg đối với từng phương thức vận tải

Câu hỏi thường gặp nhất đó là 1CBM bằng bao nhiêu Kg? Đối với các phương thức vận chuyển khác nhau sẽ quy đổi CBM sang Kg khác nhau, cụ thể:

  • Vận chuyển hàng hóa đường hàng không: 1 CBM = 167 kg
  • Vận chuyển hàng hóa đường bộ: 1 CBM = 333 kg
  • Vận chuyển hàng hóa đường biển: 1 CBM = 1000 kg

Dưới đây Vạn Hải sẽ làm ví dụ tham khảo về cách tính CBM đối với hàng sea và hàng air trong thực tế:

4. Cách tính CBM hàng Sea

Giả sử rằng chúng ta muốn vận chuyển một lô hàng bao gồm 10 kiện với các thông số như sau:

  • Kích thước mỗi kiện: 110cm x 100cm x 150cm
  • Trọng lượng mỗi kiện: 500kgs / trọng lượng tổng 1 kiện

Cách tính:

Bước 1: Tổng trọng lượng của lô hàng: 10×500=5000 kg.

Bước 2: Tính thể tích lô hàng:

  • Kích thước một kiện theo mét là: 1,1m x 1m x 1,5m
  • Thể tích một kiện hàng = 1,m x 1m x 1,5m = 1,65 CBM (m3)
  • Tổng thể tích lô hàng = 10 x 1,65 = 16.5 CBM

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích lô hàng:

Volumetric Weight = Tổng thể tích x Hằng số quy đổi CBM ra Kg dành cho hàng sea

=16.5 x 1000 = 16500kgs

Bước 4: Tính toán trọng lượng tính cước vận chuyển của hàng hóa:

  • Tổng trọng lượng thực tế của lô hàng 5000 kg.
  • Trọng lượng thể tích lô hàng là 16500kg

So sánh ta thấy trọng lượng thể tích của lô hàng lớn hơn trọng lượng thực tế, vì vậy cước vận chuyển sẽ được tính dựa trên trọng lượng thể tích 16500kgs.

5. Cách tính CBM đối với hàng Air

Giả sử rằng chúng ta muốn vận chuyển một lô hàng bao gồm 10 kiện với các thông tin dưới đây:

  • Kích thước mỗi kiện: 100cm x 90cm x 80cm
  • Trọng lượng mỗi kiện hàng: 100kgs

Bước 1: Tổng trọng lượng của hàng hóa =100×10= 1000kgs.

Bước 2: Tính thể tích lô hàng:

  • Kích thước của một kiện hàng theo mét: 1m x 0,9m x 0,8m
  • Thể tích của một kiện hàng= 1m 1m x 0,9m x 0,8m = 0,72 CBM (mét khối)
  • Tổng thể tích lô hàng = 10 x 0,72 = 7,2 CBM

Bước 3: Trọng lượng thể tích lô hàng= Thể tích lô hàng x Hằng số quy đổi CBM đối với hàng air (1 CBM = 167 kgs)

Volumetric Weight= 7,2 x 167  = 1202,4 kgs

Bước 4: Trọng lượng tổng thực tế của lô hàng lớn hơn trọng lượng thể tích, do đó cước vận chuyển sẽ được tính theo trọng lượng thể tích của lô hàng 1202,4 kgs

  • Trọng lượng tổng thực tế của lô hàng là 1000kgs.
  • Trọng lượng thể tích lô hàng là 1202,4kgs.